Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Vị thuốc Bán hạ nam và tác dụng chữa bệnh trong Đông y

Vị thuốc Bán hạ nam và tác dụng chữa bệnh trong Đông y

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bán hạ nam thường được sử dụng để điều trị chứng ho có đờm, ho do đàm thấp và ho do viêm phế quản. Tuy nhiên, khi sử dụng bán hạ nam trị bệnh, người bệnh nên hết sức thận trọng bởi cây có chứa độc tính có thể gây ngứa hoặc tê.

Cây bán hạ nam

Cây bán hạ nam

Nhận biết vị thuốc bán hạ nam

Bán hạ nam hay còn gọi là củ chóc [Typhonium trilobatum (L.) Schott], họ Ráy (Araceae), là cây thuốc mọc hoang ở hầu hết các địa phương trong nước ta, thường mọc ở các nơi đất ẩm thấp trong vườn, dưới tán các cây khác.

Là cây thuộc thảo, lá có cuống dài, hình lưỡi mác, chia 3 thùy. Hoa bông mo, mặt ngoài màu lục nhạt, mặt trong màu đỏ hồng. Thân rễ hình tròn hơi dẹt, được dùng làm thuốc.

Tác dụng dược lý của vị thuốc bán hạ nam

Bán hạ nam chứa các thành phần sterol, saponin, coumarin, alcaloid, a xít hữu cơ, a xít amin. Trên thực nghiệm, bán hạ nam có tác dụng chống ho, trừ đờm, chống nôn.

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền , bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho có nhiều đờm, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính, nôn do trướng khí.

Liều dùng, ngày 4 – 12g, phối hơp với các vị thuốc khác, dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán, thuốc hoàn.

Cần lưu ý, dịch chiết cồn của cây bán hạ nam có thể gây hưng phấn đối với mạt tiểu thần kinh dẫn đến hiện tượng co quắp ở động vật. Đồng thời, cây cũng gây ngứa và tê. Vì vậy, người bệnh nên cẩn thận khi sử dụng. Đặc biệt là phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có chứng táo nhiệt và trẻ em.

Thuốc sắc từ bán hạ nam chữa bệnh hen suyễn, ho, khó thở

Thuốc sắc từ bán hạ nam chữa bệnh hen suyễn, ho, khó thở

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bán hạ nam

Bài thuốc chữa ho, đờm nhiều hoặc ho lâu ngày, vị khí xông vùng thượng vị, gây nôn lợm

Bán hạ đã qua chế biến 12 gram, cam thảo 8 gram, bạch phục linh 10 gram, trần bì 10 gram. Sắc uống

Chữa ho có nhiều đờm, nôn mửa, thượng bị trướng tức

Sử dụng 250 gram bán hạ nam (chế), 75 gram cam thảo, 250 gram bạch phục linh và 250 gram trần bì. Tất cả các vị thuốc đã được nghiền mịn và trộn chung với sinh khương. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống từ 9 – 15 gram.

Điều trị bệnh hen suyễn lâu ngày, ho và khó thở

Cách 1: Bán hạ nam, hạnh nhân và tô tử mỗi vị 8 gram sắc chung với bạch linh, trần bì và cam thảo, mỗi vị 10 gram.

  • Cách 2: Sử dụng 12 gram bán hạ nam và 8 gram ma hoàng đã bỏ rễ, chích mật ong với bồ kết đã bỏ hạt sao vàng. Đem tất cả nguyên liệu đi tán mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 2 – 3 gram bột thuốc hòa tan nước ấm và uống. Uống liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Trị ho có đờm, sốt kèm theo ho, khó thở và miệng khát

Sử dụng 6 gram bán hạ nam (chế), 8 gram đình lịch, 8 gram ma hoàng, 8 gram tô tử, 10 gram hạnh nhân, 10 gram xạ can, 12 gram đại táo, 4 gram sinh khương và 20 gram thạch cao. Sắc uống đến khi hết triệu chứng bệnh thì ngưng.

Chữa hen suyễn lâu ngày, thiếu máu và da xanh xao

Bán hạ nam (chế) 8 gram, cam thảo, trần bì và phục linh mỗi vị 10 gram, thục địa và đương quy, mỗi vị 12 gram. Sắc uống.

Trị rắn cắn, ong đốt

Rửa sạch củ bán hạ nam, gọt vỏ, giã nát và đắp lên chỗ bị ong đốt. Đối với trường hợp rắn cắn, đầu tiên cần loại bỏ hết chất độc rồi đắp củ bạn hạ nam đã giã nát lên. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần theo dõi, tránh trường hợp chất độc còn sót lại gây nguy hại đến tính mạng.

Trị chứng buồn nôn, đầy trướng bụng

Sử dụng bán hạ nam, cam thảo, bạch linh và trần bì, mỗi vị 12 gram sắc chung với 12 gram sinh khương. Hoặc cũng có thể dùng 40 gram bán hạ nam (chế), 32 gram phèn chi và 28 gram chỉ xác. Sắc mỗi ngày 1 thang.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bán hạ nam chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ hoặc thầy thuốc có kiến thức chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Củ mài là củ gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củ mài là loại thực vật hoang dã phát triển ở vùng rừng núi phía …