Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Tìm hiểu về bệnh đa nang buồng trứng

Tìm hiểu về bệnh đa nang buồng trứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đa nang buồng trứng là một nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới, vậy bệnh đa nang buồng trứng là gì? Điều trị ra sao?

Tìm hiểu hội chứng đa nang buồng trứng

Tìm hiểu hội chứng đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng là gì?

Giảng viên trường cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Hội chứng đa nang buồng trứng là bệnh chuyên khoa sinh sản liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết liên quan đến mất cân bằng hormone và kháng insulin. Những nguyên nhân gây ra hội chứng này có thể kể đến như:

  • Do cơ thể dư thừa Insulin: Nếu cơ thể bạn có quá nhiều insulin có thể dẫn tới tăng sinh androgen, ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng của buồng trứng.
  • Viêm da: Những chị em có tình trạng viêm da cấp thấp có thể kích thích buồng trứng sản xuất androgen.
  • Yếu tố di truyền: Đa nang buồng trứng có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn mắc hội chứng đa nang buồng trứng thì bạn cũng sẽ có nguy cơ “thừa hưởng” căn bệnh này.
  • Do ăn uống: Việc tiêu thụ nhiều cà phê, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, chất kích thích, các sản phẩm từ bơ sữa, đường trắng … làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đa nang buồng trứng.

Nhận biết Đa nang buồng trứng như thế nào?

Một trong những dấu hiệu hàng đầu cho thấy bạn đang mắc đa nang buồng trứng đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mà biểu hiện cụ thể là kinh thưa hoặc vô kinh. Cùng với đó, nhiều người có triệu chứng xanh xao, mệt mỏi kéo dài, máu kinh không đỏ sẫm mà nhạt màu. Buồng trứng có nhiều nang nhỏ khi siêu âm, đồng thời không có hiện tượng rụng trứng là dấu hiệu điển hình của đa nang buồng trứng.

Cũng theo các thầy thuốc thì rối loạn nội tiết tố theo hướng nam hoá do cường androgen (da nhờn, mụn trứng cá, tóc thưa dần hoặc rụng tóc, hói đầu, lông rậm ở vùng má, cằm, cổ, ngực, lưng, dưới rốn, mông…) cũng là dấu hiệu thường thấy của đa nang buồng trứng.

Béo phì, tăng cân không rõ nguyên nhân, dư thừa lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng. Ngoài ra, còn có một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc đa nang buồng trứng mà bạn không thể ngờ tới, đó là sự thay đổi thất thường của tâm trạng do mất cân bằng hormone.

Hình ảnh cho thấy nguyên nhân đa nang buồng trứng

Hình ảnh cho thấy nguyên nhân đa nang buồng trứng

Ảnh hưởng của Đa nang buồng trứng đối với cơ thể

Đa nang buồng trứng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của buồng trứng, Theo đó, các túi trứng không thể phóng noãn, dẫn đến không có sự rụng trứng, ngăn cản quá trình thụ tinh. Do đó, đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.

Người mắc hội chứng đa nang buồng trứng sẽ có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm, ngưng thở khi ngủ, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, ung thư cổ tử cung, tiểu đường, bệnh tim…

Giải quyết bệnh đa nang buồng trứng như thế nào?

Về nội khoa, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc Tây Y metformin giúp hoạt hóa các yếu tố vận chuyển glucose vào trong tế bào gan và cơ, từ đó làm giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đa nang buồng trứng.

Gây phóng noãn là nguyên tắc điều trị chung của hội chứng đa nang buồng trứng. Căn cứ vào nhu cầu muốn thực hiện ngay thiên chức làm mẹ hay không của người bệnh mà bác sĩ thực hiện theo các cách khác nhau.

Đối với những chị em chưa muốn có thai ngay, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn giúp nang trứng phát triển to lên, vỡ ra và phóng noãn. Cùng với đó, chị em sẽ kết hợp dùng thuốc tránh thai.

Những chị em muốn thực hiện ngay thiên chức làm mẹ, bước đầu tiên là sử dụng thuốc gây phóng noãn để kích thích thử buồng trứng. Dùng đầu dò âm đạo hoặc que thử phóng noãn giúp theo dõi sự phát triển nang noãn. Lưu ý, người bệnh cần gần gũi bạn đời trong những ngày nghi ngờ có phóng noãn. Chị em từng mắc hội chứng buồng trứng đa nang rất dễ dẫn tới sẩy thai. Do đó, khi đã mang bầu, họ cần được hỗ trợ bằng nội tiết tố nhau thai.

Đa nang buồng trứng gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nói chung và chức năng sinh sản nói riêng. Theo đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ cũng như tiến hành điều trị sớm nếu được chẩn đoán, nhằm phòng tránh những nguy cơ có hại đến sức khỏe có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tế bào máu WBC là gì và ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC?

Xét nghiệm máu ngày nay ngày càng phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát, …