Ngưu tất là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền, có tác dụng chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị các chứng phong tê thấp, bí tiểu, viêm họng…. Y học cổ truyền thường dùng dược liệu này trong các bài thuốc chữa viêm họng, sốt, suy thận, đau bụng kinh,… Vậy Ngưu tất là vị thuốc có đặc điểm như thế nào, cách sử dụng ra sao, hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây.
- Tìm hiểu một số bài thuốc đông y giúp điều trị táo bón hiệu quả
- Tìm hiểu công dụng và những bài thuốc đông y từ cây Chùm ngây
- Những thông tin cần biết về vị thuốc Đông y cây cỏ sữa lá nhỏ
Thông tin chung
- Tên gọi khác:Cỏ xước, ngưu tịch, xuyên ngưu tất, hoài ngưu tất, ngưu kinh, bách bội,…
- Tên khoa học:Achyranthes bidentata Blume,
- Họ khoa học:Dền (Amaranthaceae )
Mô tả
Theo các bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCMcho biết, Cây ngưu tất thuộc dạng cây thân thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, có 4 cạnh, chia làm nhiều đốt, chiều cao 60-110cm.
Cây có nhiều cành mọc ra 2 bên, lá mọc đối, có hình bầu dục, có lông bao phủ, hai bên mép hình gợn sóng. Cuống lá ngắn 1 – 3cm. Phiến lá có dạng hình trứng.
Hoa ngưu tất có vào khoảng tháng 5 đến tháng 9. Hoa thường mọc ở kẽ lá, ở ngọn hoặc đầu cành. Ra quả vào tháng 10-11. Quả ngưu tất có hình bầu dục, bên trong chứa 1 hạt.
Phân bố
Ngưu tất được trồng ở một số quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Nepal hay Trung QuốcỞ Việt Nam, cây ngưu tất được trồng nhiều nơi với số lượng lớn để làm nguồn dược liệu phục vụ cho việc điều trị bênh. Cây ngưu tất được trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc cho rễ to hơn so với các cây mọc hoang.
Bộ phận dùng
Rễ cây ngưu tất
Thu hái
Cây ngưu tất được trồng bằng hạt. Ở vùng đồng bằng cây thường được gieo trồng vào các tháng 9 hoặc 10, ở miền núi thì vào tháng 2 – 3. Sau khoảng 6 tháng thì có thể thu hoạch.
Sơ chế
Rễ ngưu tất sau khi thu hoạch, rửa sạch đất cát, cắt bỏ hết rễ con và đầu rễ, đem phơi đến khi hơi héo. Dùng lưu huỳnh hung vài lần rồi tiếp tục phơi cho đến khi khô hẳn, sau đó cắt lát mỏng. Những phần rễ to, dài và dẻo sẽ có chất lượng cao hơn.
Đặc điểm dược liệu
Ngưu tất đã bào chế có màu vàng tro, bề mặt nhăn nheo, vị ngọt nhẹ.
Bảo quản
Để thuốc khô thoáng, tránh ẩm mốc.
Theo Y học cổ truyền
- Tính vị
Vị đắng, chua. Tính ấm.
- Quy kinh
Quy vào kinh Can, Thận
- Công dụng
Theo y học cổ truyền, ngưu tất có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, mạnh gân cơ, điều kinh, bổ can thận.
- Cách dùng và liều lượng
Liều khuyến cáo: 12 – 20gr/ngày. Dạng sắc hoặc ngâm rượu.
Một số bài thuốc ứng dụng lâm sàng từ ngưu tất
- Trị chứng bí tiểu ở người cao tuổi
Ngưu tất, thục địa, hoài sơn, xa tiền tử mỗi vị 12gr; Sơn thù, trạch tả, phục linh, đan bì mỗi vị 8gr, phụ tử chế 3gr, nhục quế 4gr. Cách dùng thuốc: Các vị thuốc trên đem sắc với 400ml nước. Sắc còn 100ml. Chia 2 lần uống/ngày.
- Trị bế kinh, đau bụng kinh
Ngưu tất 12 gr, ích mẫu 16 gr, hương phụ, uất kim, tạo giác thích, đào nhân, mỗi vị 8gr. Sắc 01 thang chia làm 2 lần uống mỗi ngày, sử dụng sau kỳ kinh khoảng 1 tuần, dùng trong 2 tuần liên tục.
- Trị rong kinh
Ngưu tất 12 gr, bạch truật 12 gr, bán hạ, trần bì, hương phụ mỗi vị 8gr. Sắc uống 01 thang chia thành 2 lần uống mỗi ngày, dùng trong 2 -3 tuần liên tiếp.
- Chữa chảy máu cam
Ngưu tất, huyết sư, tiên hạc thảo, lấy lượng bằng nhau. Tất cả vị trên nghiền thành bột mịn. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống khoảng 10gr, dùng luên tục trong 10 ngày.
- Trị phong hàn thấp, viêm đau khớp, đau lưng, mỏi gối,…
Thân và lá ngưu tất khô 20gr, gạo lứt 100. Nấu các nguyên liệu trên thành cháo, chia 2 – 3 lần ăn trong ngày, dùng lúc cháo còn ấm nóng. Sử dụng trong 10 ngày.
- Trị đau đầu, rối loạn tiền đình, thừa cân, khó đi tiêu, trằn trọc khó ngủ.
Ngưu tất 30gr, hạt muồng 20gr. Sắc uống 01 thang/ngày
- Hỗ trợ điều trị cholesterol máu cao
Ngưu tất 12 gr, thái lát mỏng, hãm với nước nóng uống thay trà.
- Trị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim
Rễ ngưu tất khô 5gr, thành ngạch 10 cây. Sắc với 3 bát nước, đun cho tới khi cạn còn 1 bát, uống trước ăn 30 phút, dùng liên tục trong 60 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục lặp lại như trên cho đến khi khỏi hẳn.
- Trị viêm mũi dị ứng
Rễ ngưu tất, lá diễn và đơn buốt mỗi vị 30gr. Sắc với 400ml nước đến khi cạn còn ¼, uống khi còn ấm, sử dụng liên tục trong 10 ngày.
- Hạ sốt
Ngưu tất 30gr, 30g đơn buốt 30 gr. Sắc uống 01 thang/ngày chia làm 2-3 lần uống.
- Trị viêm cầu thận, viêm bàng quang, tiểu ra máu, viêm gan do virus, vàng da.
Rễ ngưu tất, lá móng tay, rễ cỏ tranh, mã đề, mộc thông, huyết dụ, hồng sâm, mỗi vị 15gr. Sắc uống 01 thang/ngày chia làm 2-3 lần uống.
- Điều trị suy thận, phù thũng
Rễ ngưu tất, cây mã đề, cỏ mực, cúc bách nhật mỗi vị 30gr. Sắc uống 01 thang/ngày, dùng trong 7 – 10 ngày.
Kiêng kỵ khi sử dụng ngưu tất
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ,Tuyệt đối không dùng ngưu tất cho phụ nữ mang thai, thường bị ra nhiều máu trong thời kỳ hành kinh hoặc băng huyết. Nam giới di tinh, mộng tinh, hoạt tinh không dùng ngưu tất.. Các trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư không nên sử dụng. Theo Dược Tính Luận, ngưu tất kiêng kỵ với thịt trâu.