Cứu là phương pháp điều trị bệnh độc đáo và có từ lâu đời của y học cổ truyền, với công dụng điều khí, khai thông huyệt đạo đang bị tắc trở và có thể giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng cũng như cường tráng
- Những món ăn bài thuốc đông y giúp chữa mất ngủ hiệu quả
- Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc giúp trị bệnh đau dạ dày
Bài viết này thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn sẽ hướng dẫn bạn về phép cứu giúp cơ thể hấp thụ tốt và cường tráng!
Phép cứu huyệt Thân Trụ cho co thể cường tráng.
Huyệt Thân Trụ khi thường xuyên được hơ ngải cứu sẽ giúp trẻ hay ăn mau lớn, người trưởng thành co thể cường tráng.
Thân Trụ: còn có tên Trần Khí, hay Hòa Lợi Khí.
Ý nghĩa của tên huyệt Thân Trụ: “Thân” có nghĩa là mình, từ cổ tới bẹn được gọi là thân. “Trụ” có nghĩa là cột nâng đỡ, ở đây có ý nói cột sống nâng toàn bộ cơ thể. Huyệt ở ngang với phế du, phế liên lạc với khí của toàn cơ thể. Do đó nên có tên Thân Trụ. Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghì rằng: huyệt ở giữa đốt sống lưng thứ 38 là cột trụ ở trên ngang với 2 bên vai là trụ cán của toàn thân cho nên gọi là Thân Trụ.
Mô tả huyệt: Thầy thuốc cho biết đây là thuộc thứ 12 thuộc Đốc mạch, khi điểm huyệt, người ngồi hơi cúi đầu xuống, dưới gai đốt sống thứ 3 nơi chỗ lõm.
Công hiệu: Là huyệt lý khí, khu phong, thoái nhiệt, làm mạnh gân cốt giúp tâm thần sảng khoái, trị ho do khí nghịch. Huyệt này cũng dùng được cho trẻ con từ 7 tuổi trở lên, nếu ta thường cứu, trẻ sẽ mau lớn thân thể cường tráng. Quyển “Dưỡng sinh nhút ngôn thảo” nói: “Tiểu nhi mỗi tháng cứu 2 huyệt Thân Trụ và Thiên Xu có thể bảo phòng vô bệnh”.
Cách cứu: dùng điếu ngải cứu ấm: mỗi lần 5 đến 10 phút, cứu cách ngày thì mỗi tháng không quá 10 lần, nếu cứu đều và thường thì cứ 3 ngày cứu 1 lần.
Phép cứu huyệt Trung Quản giúp tiêu hóa tốt hấp thụ tốt
Huyệt Trung Quản khi được hơ ngải cứu thường xuyên sẽ giúp tỳ vị chuyển hóa tốt, hấp thụ thức ăn và tiêu hóa tốt. Tránh cơ thể hư nhược, ăn uống không ngon.
Tên gọi: “Trung” có nghĩa là chính giữa trung tâm. “Quản” ở đây ý nói đến dạ dày.
Đây là mộ huyệt của vị, nằm trên đường giữa trước bụng, chỗ chính giữa của nơi gặp nhau của bờ cung xương ức và rốn, nó ở trung tâm của thượng vị vùng bụng trên, nên gọi là Trung Quản. Theo “Y kinh tuyển giải” ghi rằng: huyệt này ở chính giữa vị, ngay bờ cong nhỏ của dạ dày nên được gọi là Trung Quản, đó là căn cứ vào huyệt Thượng Quản và Hạ Quản mà xét.
Mô tả huyệt Trung quản: Theo bác sĩ YHCT giảng dạy tại Trung cấp Y học cổ truyền huyệt Trung Quản là huyệt thứ 12 thuộc Nhâm mạch. Nó là huyệt trên đường giữa bụng ở dưới huyệt Thượng Quản 1 tấc, tức là từ rốn đo lên 4 tấc.
Công hiệu: nó là phú hội huyệt, một trong bát hội huyệt.
Công năng: thường điều lý trung tiêu. Kiện tỳ hóa thấp, hóa vị, giáng nghịch.
Thường hơ ngải cứu Trung Quản là giúp sự vận chuyển thức ăn của tỳ vị, làm kích thích sự ăn uống, bồi bổ khí hậu thiên, là phương thức dưỡng sinh hữu hiệu nhất. Người nào thường cứu huyệt dưỡng sinh Trung Quản, là giúp ngừa tránh được thân thể hư nhược, ăn uống không ngon. Nếu ta cứu như đã nói trên thì vùng bụng trở nên ấm áp tiêu hóa dễ dàng.
Cách cứu: mỗi lần đốt ấm 15 phút, mỗi ngày hoặc cách ngày cứu 1 lần, hay mỗi tháng cứu 10 lần, nghỉ 3 đến 5 ngày tiếp tục cứu, đến khi nào tỳ vị khỏe, ăn uống tiêu hóa tốt thì thôi.