Hiện nay, các bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng đang được nhiều người quan tâm bởi đẩy lùi căn bệnh do nguyên tắc chữa trị sâu từ tận căn nguyên. Cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ké đầu ngựa
Theo bác si, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Tp.HCM, ké đầu ngựa được biết đến là một vị thuốc rất phổ biến trong Đông y được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là những bệnh có liên quan đến hệ hô hấp như viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Theo quan điểm của Đông y, ké đầu ngựa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ho, giảm đau và chống dị ứng…
Bạn chỉ cần lấy quả ké đầu ngựa đem đi rửa sạch để khô rồi sao cho tới khi ngả màu xám thì đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4 gam bột pha cùng với nước để uống trực tiếp. Dùng liên tiếp bài thuốc này từ 2 – 3 tuần sẽ có hiệu quả.
Hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc còn có tên gọi khác là cỏ hôi hoặc hoa cứt lợn, là vị thuốc rất phổ biến được sử dụng trong dân gian chuyên điều trị các bệnh liên quan đến viêm mũi và viêm xoang. Bạn chỉ cần sử dụng 100gram hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch rồi giã nát để lấy nước cốt. Hàng ngày sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ thì dùng bông gòn thấm nước này nhét vào lỗ mũi từ 15 – 20 phút sau đó thì hỉ mũi. Biện pháp này vừa có tác dụng làm sạch, làm thông thoáng mũi vừa chữa dị ứng rất hiệu quả.
Ngải cứu
Sử dụng ngải cứu chữa bệnh dị ứng kéo dài không phải là một mẹo chữa bệnh xa lạ trong dân gian vì từ rất lâu lá ngải cứu được xem là một vị thuốc đông y có đặc tính điều trị bệnh chuyên về giảm đau, giảm kích ứng, kháng viêm rất tốt.
Bạn lấy 100 gam lá ngải cứu, chỉ nhặt lấy lá và phần ngọn non, đem đi rửa sạch rồi phơi khô ở nơi có gió nhẹ đến khi héo bớt. Khoảng 8 giờ sau đem giã nát và cuốn trong một miếng giấy nhỏ như điếu thuốc. Khi sử dụng thì đốt điếu thuốc này để hơ huyệt trên đỉnh đầu.
Lá bèo tươi
Khi sử dụng lá bèo tươi để chữa bệnh viêm mũi dị ứng cần chú ý cách thức cho chính xác nếu không sẽ cho tác dụng ngược gây ngứa da. Cụ thể bạn cần loại bỏ hoàn toàn phần dễ mèo và ngâm nước muối cho sạch trước khi mang đi sấy và phơi khô.
Bác sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng lá bèo tươi giã nát sau đó pha với một chút nước ấm và lọc lấy nước cốt để uống. Cách khác có thể trộn nước cốt lá bèo với một thìa mật ong cùng gừng giã nhỏ, mỗi ngày uống 2 cốc.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên người bệnh bên cạnh việc dùng thuốc phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh để phòng tránh bệnh dị ứng mãn tính và các biến chứng nguy hiểm khác.