Chữa bệnh gout bằng đậu xanh là phương pháp an toàn, hiệu quả được áp dụng và lưu truyền đến ngày nay. Được biết, đậu xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh gout rất tốt.
- Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây rau dệu
- Thầy thuốc mách bạn một số cách chữa bệnh trĩ bằng Đông y
- Tìm hiểu bài thuốc đông y giúp hỗ trợ trị bệnh từ củ ráy
Công dụng của đậu xanh đối với người bị gout
Đậu xanh có lợi ích gì trong việc điều trị gout?
Đậu xanh vốn dĩ được sử dụng để chế biến thành rất nhiều món ăn bồi bổ cho sức khỏe. Hạt đậu xanh được sử dụng làm xôi, nấu chè, làm bánh và cũng có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh gout.
Trong Đông y, đậu xanh có tính bình, vị ngọt thanh. Đậu có công dụng giải độc và thanh nhiệt, điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, nguồn ngũ cốc này còn có khả năng kháng viêm, chữa trị các bệnh lý xương khớp rất hiệu quả.
Đối với bệnh gout, đậu xanh có công dụng cân bằng hàm lượng axit uric trong cơ thể Hỗ trợ tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể nhờ lượng chất xơ dồi dào. Bên cạnh đó, người bệnh dùng hạt đậu xanh còn giúp thận hoạt động với hiệu suất tốt hơn, hiệu quả hơn.
Do đậu xanh có tính kháng viêm tốt nên rất thích hợp để sử dụng cải thiện các bệnh lý liên quan tới xương khớp. Các nghiên cứu đã cho thấy đậu xanh có khả năng làm giảm triệu chứng sưng viêm và đỏ rát. Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu đã chứng minh khả năng phục hồi tế bào tổn thương trong cơ thể của đậu xanh. Tăng cường nâng cao và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Những mô sụn bị tổn thương có thể tái tạo nhanh chóng khi người bệnh thường xuyên sử dụng đậu xanh.
Thầy thuốc đông y chia sẻ các cách chữa gout bằng đậu xanh
Các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn còn chia sẻ, đậu xanh nhìn chung có rất nhiều cách để sử dụng. Dưới đây là một số những phương pháp phổ biến nhất để người bệnh gout tham khảo chọn lựa:
Bài thuốc chữa bệnh gout bằng đậu xanh nguyên vỏ
Có thể bạn chưa biết, phần vỏ của đậu xanh là nơi chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh hãy tận dụng nguồn đậu xanh còn nguyên vỏ để làm bài thuốc điều trị gút như sau.
Cách thực hiện:
- Người bệnh chuẩn bị khoảng 150g đậu xanh nguyên vỏ, rửa sạch đậu và ngâm nước khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Sau đó, vớt đậu ra và ninh nhừ với lượng nước vừa phải.
- Đậu sau khi được ninh nhừ, bạn lấy đậu ra và không cho thêm bất cứ gia vị gì vào đậu. Chia đậu thành 2 phần bằng nhau và ăn hết trong ngày. Người bệnh ưu tiên ăn đậu xanh vào các bữa sáng thay cho đồ ăn sáng, bữa còn lại có thể ăn vào buổi trưa hoặc tối. Cách làm này cần duy trì trong khoảng 1 tháng để có thể làm bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Nước đậu xanh rang
Món đậu xanh nguyên vỏ ninh nhừ có thể khá khó khăn với một số người. Vậy nên bệnh nhân có thể lựa chọn cách uống nước đậu rang. Nước đậu xanh có tác dụng điều hòa thân nhiệt, tăng cường khả năng đào thải axit uric và bài tiết ở thận. Ngoài ra, loại nước này còn có công dụng thanh lọc cơ thể rất tốt. Nước có vị thơm và dễ sử dụng hơn bài thuốc ăn đậu xanh nguyên vỏ.
Cách thực hiện:
- Chúng ta chuẩn bị một nắm đậu và 2 lít nước. Đậu xanh sau khi được rửa sạch sẽ mang đi rang khô.
- Lúc đậu đã chuyển màu hơi vàng và có mùi thơm, bạn tắt bếp và lấy đậu nấu cùng với 2 lít nước.
- Khi nước sôi được khoảng 5 – 10 phút có thể dùng nấu. Phần nước người bệnh chắt ra để uống thay cho nước lọc hàng ngày. Phần bã đậu cũng có thể lấy để ăn trực tiếp.
Ngũ cốc đậu xanh chữa bệnh gout
Đậu xanh có thể kết hợp cùng với một số loại hạt dinh dưỡng khác để tạo thành món ngũ cốc bổ dưỡng thơm ngon. Ngũ cốc đậu xanh vừa tăng cường sức khỏe, vừa giúp điều trị gout hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chúng ta chuẩn bị đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, gạo lức với lượng phù hợp.
- Các loại này rửa sạch, rang chín cho tới khi có mùi thơm. Hỗn hợp hạt cho vào máy để xay thành bột mịn. Bột nên cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín để bảo quản và sử dụng dần.
- Hàng ngày, người bệnh pha bột ngũ cốc với nước nóng, có thể thêm sữa hoặc đường. Ngũ cốc nên sử dụng vào buổi tối hoặc buổi sáng.
Cháo đậu xanh
Cùng với ngũ cốc, chè hay nước đậu rang, cháo đậu xanh được không ít bệnh nhân lựa chọn kết hợp vào thực đơn ăn uống. Cháo khá dễ ăn và dễ chế biến, bạn có thể xen kẽ các cách chế biến đậu xanh với nhau để không bị ngán.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g đậu xanh nguyên vỏ cùng một nắm gạo.
- Đậu xanh chúng ta rửa sạch, vo gạo và cho hai nguyên liệu này vào nồi để ninh nhừ. Cháo khi đã chín có thể nêm nếm một cho gia vị cho dễ ăn hơn.
Theo chia sẻ của các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, mỗi ngày người bệnh ăn hai bát cháo vào buổi sáng và chiều tối. Cần duy trì liên tục trong 30 ngày để thấy rõ các triệu chứng có sự thuyên giảm.