Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Thầy thuốc đông y chia sẻ các bài thuốc từ khiếm thực

Thầy thuốc đông y chia sẻ các bài thuốc từ khiếm thực

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây khiếm thực được mệnh danh là nhân sâm trong nước, đây là một loại thảo dược được áp dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền với những tác dụng khá đa dạng.

Đặc điểm nhận biết vị thuốc khiếm thực

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, Khiếm thực là loại cây mọc ở ao, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tím. Vào mùa hè cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa sáng nở chiều héo, quả hình cầu, chất xốp màu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại, hạt chắc, hình cầu, màu đen, thịt trắng

Bộ phận dùng làm thuốc:Quả (Semen Euryales), khiếm thực Trung Quốc dùng quả, khiếm thực Việt Nam dùng củ Súng thay thế. hình tròn, một đầu màu trắng, toàn thể hình tròn lõm xuống, đầu kia màu đỏ nâu, ngoài mặt bằng trơn, có sâm hoa, chất cứng, dòn, cắt ra thì chỗ cắt không bằng phẳng, màu trắng bạch, có chất bột

Các thành phần hóa học

  • Chứa nhiều tinh bột và catalaza
  • Trong cây Khiếm thực có chứa 4,4% protid, 0,2% lipid, 32% hydrat carbon, 0,009% calcium, 0,11% phosphor, 0,0004% fe, 0,006% vitamin C
  • Các hoạt chất calcium, phosphor, thiamine, nicotinic acid, vitamin C, carotene

Những bài thuốc đông y được sử dụng Khiếm thực

Một số bài thuốc Đông y được sử dụng cây khiếm thực như sau:

Trị hoạt tinh: Chuẩn bị khiếm thực 80g, liên tu 80g, liên tử 80g, long cốt 40g, mẫu lệ 40g, sa uyển tật lê 80g, liên tử tán bột để riêng, nấu làm hồ để trộn với thuốc bột của các vị kia làm thành hoàn, ngày uống 16 đến 20g

Trị mộng tinh, hoạt tinh: Chuẩn bị kê đầu nhục, khiếm thực 60g, liên hoa nhụy 30g, long cốt 60g, ô mai nhục 60g, tán bột, lấy sơn dược chưng chín, bỏ vỏ, nghiền nát như cao, trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt đậu, mỗi lần uống 30 viên với nước cơm, lúc đói

Trị di tinh bạch trọc: Khiếm thực, kim anh tử, lấy lhiếm thực giã nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao Kim anh làm viên, ngày uống 8-12g

Trị đới hạ do thấp nhiệt: Nguyên liệu khiếm thực, hoàng bá, xa tiền tử, sắc uống

Trị đới hạ do tỳ thận hư: Khiếm thực, sơn dược, sắc uống

Trị tiêu chảy mạn tính do tỳ hư: Khiếm thực, bạch truật, đảng sâm, phục linh, tất cả đem sắc uống

Trị tiểu đường: Khiếm thực 30g, gan heo 80 – 120g đem nấu chung ăn

Các bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết trong quá trình sử dụng dược liệu này, bạn cần chú ý thận trọng để tránh gặp các vấn đề không mong muốn

Có thể bạn quan tâm

Củ mài là củ gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củ mài là loại thực vật hoang dã phát triển ở vùng rừng núi phía …