Bạch tuyết hoa được dùng trong nhiều loại thuốc để điều trị tác dụng tán ứ, giảm đau, giải độc, tiêu thũng, và khử phong…
- Tìm hiểu một số bài thuốc đông y giúp điều trị táo bón hiệu quả
- Tìm hiểu công dụng và những bài thuốc đông y từ cây Chùm ngây
- Những thông tin cần biết về vị thuốc Đông y cây cỏ sữa lá nhỏ
Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cây bạch tuyết hoa còn được biết đến với nhiều cái tên khác như cây lá đinh, thiên lý cập, bạch hoa xà, đuôi công hoa trắng… Chiều cao của cây dao động từ 0,3 đến 0,6 mét và có gốc dạng thân rễ. Đây là một loại cỏ mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng để sử dụng làm thuốc.
Lá của cây mọc không đều, có hình dạng trái xoan và nhẵn, nhưng ở mặt dưới có một chút màu trắng. Hoa có màu trắng, chúng sắp xếp thành các bông ở đầu và nách lá, phủ lông dính, tràng hoa dài gấp đôi đài. Cây ra hoa và quả gần như quanh năm. Lá và rễ của cây có thể thu hái được suốt cả năm. Rễ sau khi được đào lên sẽ được rửa sạch, cắt thành các đoạn ngắn và phơi khô để sử dụng dần, tuy nhiên nếu dùng tươi thì tốt hơn.
Một số bài thuốc Đông y trị bệnh từ Bạch tuyết hoa
Cây bạch tuyết hoa được sử dụng trong nhiều loại thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền mà người bệnh có thể tham khảo để hỗ trợ cho sức khỏe của mình:
Bài 1: Để chữa kinh nguyệt không đều (bế kinh) thể huyết ứ, có thể sử dụng bạch tuyết hoa (toàn cây) 16g, lá móng tay 40g, cam thảo đất 16g và nghệ đen 20g. Tất cả các thành phần này cần rửa sạch và đổ vào ấm cùng với 700ml nước. Chưng nấu đến khi còn 200ml nước sắc, chia thành 3 lần uống trong ngày. Khi kinh nguyệt trở lại, cần ngừng uống ngay.
Bài 2: Để chữa bong gân, có thể sử dụng rễ bạch tuyết hoa 20g và cam thảo đất 16g. Các thành phần này cần đổ vào 500ml nước và chưng nấu đến khi còn 150ml nước sắc. Chia thành 2 lần uống trong ngày, sử dụng trong 3-5 ngày.
Bài 3: Để trị bầm tím do chấn thương, có thể sử dụng rễ hoặc lá bạch tuyết hoa đã rửa sạch và sao ấm. Sau đó đắp lên chỗ sưng đau từ 2-4 lần mỗi ngày, dùng liên tục trong 3 ngày.
Bài 4: Để hỗ trợ điều trị phong thấp, có thể sử dụng rễ bạch tuyết hoa 12g, thổ phục linh 16g và dây đau xương 12g. Để thực hiện bài thuốc Đông y này, tất cả các thành phần này cần rửa sạch và đổ vào 500ml nước, chưng nấu đến khi còn 150ml nước sắc. Chia thành 2 lần uống trong ngày và dùng liên tục trong 10 ngày một liệu trình.
Bài 5: Điều trị tăng huyết áp: Bạch tuyết hoa (toàn cây) 16g, hoa đại 12g, lá dâu 20g, hạt muồng 16g, ích mẫu 12g, cỏ xước 12g. Rửa sạch và đổ vào nồi ấm với 800ml nước, sau khi sắc còn 250ml, chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng trong 10 ngày một liệu trình.
Bài 6: Điều trị mụn, nhọt sưng tấy: Giã nát lá bạch tuyết hoa, đắp trên mụn nhọt bằng hai lớp vải sạch (gạc). Sau đó đắp lá bạch tuyết hoa lên, chỉ đắp khoảng 15-20 phút, khi cảm thấy hơi nóng cần bỏ ra, có tác dụng làm tan nhọt.
Bài 7: Điều trị ghẻ khô: Sắc 20g rễ bạch tuyết hoa để lấy nước, dùng nước này để bôi lên ghẻ, bôi ngày 3 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
Tuy nhiên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho hay mỗi người có cơ địa khác nhau, do đó các vị thuốc sẽ được điều chỉnh phù hợp. Nếu muốn sử dụng một trong những bài thuốc trên, nên tìm kiếm ý kiến từ những chuyên gia có liên quan; tốt nhất là nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế đáng tin cậy để được tư vấn về bài thuốc phù hợp với cơ thể và tình trạng bệnh của mình.
Chú ý: Phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại bài thuốc chứa bạch tuyết hoa.
Tổng hợp bởi: thaythuoc.edu.vn