Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những món ăn – bài thuốc Đông y trị dứt điểm cơn ho kéo dài

Những món ăn – bài thuốc Đông y trị dứt điểm cơn ho kéo dài

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trị ho kéo dài ngoài việc sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ thì bên cạnh người bệnh còn có thể dùng một số món ăn – bài thuốc được chế biến từ các vị thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh.

Ho kéo dài là gì và nguyên nhân nào gây ra?

Bác sĩ, giảng viên Hà Phương Anh hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Ho kéo dài là tình trạng ho liên tục thời gian trên 3 tuần, thậm chí có sử dụng thuốc những không thuyên giảm. Đây là vấn đề có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhất vào thời tiết trời trở lạnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ho kéo dìa lâu ngày có thể kèm theo những biểu hiện khác nhau như ho có đàm, chảy nước mũi, khàn tiếng, đau rát họng và thậm chí ho ra máu. Với nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá thời gian lâu ngày;
  • Trào ngược dạ dày thực quản;
  • Viêm mũi xoang mạn tính, tăng sản xuất dịch nhầy;
  • Hen phế quản;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp kéo dài;
  • Tác dụng phụ của thuốc.

Trị ho kéo dài ngoài việc sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ thì bên cạnh người bệnh còn có thể dùng một số món ăn – bài thuốc Đông y được chế biến từ các vị thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là thông tin chia sẻ chi tiết:

Một số món ăn – bài thuốc trị ho kéo dài

1 – Canh khổ qua

Chuẩn bị: 2 trái khổ qua, thịt băm 200gr, một ít mộc nhĩ.

Cách chế biến:

Khổ qua đem rửa sạch, bỏ phần ruột, cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào nồi và thêm ít muối luộc qua;

Thịt băm ướp vào mắm muối rồi trộn đều với lại ít mộc nhĩ băm nhỏ đã chuẩn bị;

Sau khi khổ qua luộc đã sôi thì vớt ra để cho nguội, sau đó nhồi vào phần thịt mộc nhĩ đã chuẩn bị vào ruột;

Đun sôi nước sau đó thả khổ qua đã nhồi vào trong nồi đun cho đến khi chín nhừ, nêm nếm thêm gia vị phù hợp;

Nên dùng khi canh còn nóng và có thể ăn kèm với cơm.

Công dụng món ăn: Khổ qua có vị đắng, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, trị ho kéo dài.

2 – Cháo quả la hán

Chuẩn bị: La hán 1 – 2 quả, gạo 100gr, thịt heo xay 50gr.

Cách chế biến:

La hán tách vỏ đem rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ;

Thịt xay đem ướp cùng với một ít gia vị rồi cho thịt vào chảo xào cho thịt săn lại;

Gạo vo sạch rồi cho lên hầm;

Sau khi cháo nấu đã nhừ, cho thịt đã xào săn chuẩn bị trước đó vào khuấy đều tay;

Sau đó cho thêm quả la hán đã chuẩn bị vào đun cho nồi cháo sôi.

Công dụng món ăn: Quả la hán vị ngọt thanh, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm, giảm ho

3 – Cơm củ bách hợp

Chuẩn bị: Củ bách hợp, gạo tẻ, tảo bẹ Kombu, mơ muối giòn 5 – 10 quả, tía tô xanh 5 lá.

Cách chế biến:

Vo sạch gạo, lấy khăn ấm lau sạch phần tảo bẹ;

Cho tảo bẹ và gạo cùng nước vào nồi, ngâm trong 30 phút.

Củ bách hợp tách từng bẹ và rửa sạch;

Mơ muối bỏ hạt, thái sợi. Sau 30 phút, cho các gia vị vào trộn đều rồi cho bách hợp và mơ vào và bật nút nấu.

Khi cơm chín, nhẹ tay trộn đều, rắc lá tía tô thái chỉ lên và thưởng thức.

Công dụng món ăn: Bách hợp vị đắng, hơi hàn, tác dụng nhuận phế cầm ho, thanh tâm an thần.

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Nguyễn Xuân Xã chia sẻ thêm: Người bệnh cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tầm soát và điều trị các tác nhân gây bệnh, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, ăn đồ cay nóng, uống nước đá, kết hợp với chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Stevia (Cây cỏ ngọt) có công dụng gì đối với sức khỏe?

Cỏ ngọt thường được quảng cáo là lựa chọn an toàn và lành mạnh thay …