Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những loại hạt có thể dùng làm thuốc Đông Y hữu ích

Những loại hạt có thể dùng làm thuốc Đông Y hữu ích

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ăn nhiều trái cây là một trong những cách bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại có cả hạt giúp chữa bệnh rất tốt. Theo Đông Y, những loại hạt này là những phương thuốc trị bệnh rất hữu dụng.

Hạt dưa hấu

Chiếm số lượng nhiều nhất trong hạt dưa là magie với khoảng 21mg/4g hạt. Magie tham gia duy trì khả năng trao đổi chất, chức năng thần kinh, cơ bắp, tăng cường hoạt động của tim, xương… Ngoài magie, vài loại axit folic, axit béo, hạt dưa còn chứa nhiều sắt. Một nắm hạt dưa chứa khoảng 0,29mg sắt.

thay-thuoc

Trung bình một ngày một người trưởng thành cần khoảng 400mg magie, 18mg sắt để duy trì các chứa năng trong cơ thể.

Bạn có thể tự rang hạt dưa hấu để sử dụng khi tình trạng hạt dưa tẩm màu và hóa chất tràn lan trên thị trường.

Hạt lê

Hạt lê có chứa khoảng 3,6% protein, tương đương với lượng protein có trong đậu nành, và axit béo omega-3, vitamin (A, C, E) cùng nhiều chất xơ.

Vì thế, hạt lê có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch, ngăn chặn thoái hóa điểm vàng ở mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cải thiện mật độ xương, ngăn bệnh tiểu đường. Hạt lê còn tốt cho hệ tiêu hóa và có thể loại trừ các loại giun, sát ký sinh trong cơ thể.

Hạt lê có thể dùng bằng cách nhai trực tiếp hoặc phơi khô, xay nhuyễn dùng dần.

Hạt bơ

Hạt bơ có chứa đến 70% lượng axit amin có trong toàn bộ trái bơ và chứa đủ nhu cầu chất xơ cho cơ thể trong cả 1 ngày, chứa nhiều chất chống oxi hóa ngăn ngừa lão hóa.

Bên cạnh đó, Thầy thuốc cho biết hạt bơ cũng mang nhiều tác dụng như phòng bệnh tim mạch, giảm cholesterol và triglyceride, tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh do vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng và có lợi cho người muốn giảm cân. Hàm lượng tannin có khá nhiều trong hạt có khả năng kháng viêm, điều trị chứng loét miệng và 1 số bệnh tiêu hóa.

Hạt bơ không thể dùng trực tiếp mà cần luộc/ nướng chín rồi phơi khô, đập dập và xay nhuyễn. Bột hạt bơ thành phẩm có thể dùng trộn salad, nấu chung với canh hoặc làm mặt nạ dưỡng tóc,dưỡng da, tẩy tế bào chết; ngâm rượu để xoa bóp trị đau nhức.

Hạt vải

Hạt vải hay lệ chi hạch, lệ nhân có tác dụng giảm đường huyết và men gan, chữa bệnh đau bụng kinh, đau dạ dày, thoát vị, tinh hoàn sưng đau, phòng ngừa sỏi thận, viêm gan B, tiểu đường.

Để phòng biến chứng bệnh tiểu đường loại 2, có thể sấy khô hạt vải rồi xay nhuyễn, pha mỗi lần khoảng 10g với nước ấm rồi uống trong khoảng 3 tháng liền. Người đau dạ dày mạn tính cũng có thể dùng liệu trình tương tự nhưng ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 6g,

Hạt vải kết hợp với một số thảo dược khác có thể giảm giảm đường huyết và men gan. Ngoài ra để phòng sỏi mật, cũng có thể dùng hạt vải và hạt quít, trần bì, hồng táo nấu uống mỗi ngày thay trà.

thay-thuoc1

Hạt mít

Hạt mít có chứa nhiều tinh bột, chất béo, protein, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, kali, mangan. Do đó hạt mít có thể làm giảm chứng táo bón, giúp giảm cân và nguy cơ bệnh tim.

Ngoài ra hạt mít cũng cung cấp 1 lượng polyphenol có vai trò như chất chống ôxy hóa và chứa saponin giúp phòng chống ung thư, flavonoids giúp hạn chế nguy cơ đông máu.

Bạn có thể luộc hạt mít ăn như cách truyền thống hoặc thay đổi với món canh hầm cũng rất ngon.

Hạt me

Hạt me chín có nhiều khoáng chất như phốt pho, magie, vitamin C, kali, canxi và các axit amin quan trọng khác. Đây cũng là loại hạt của quả chua chứa nhiều khoáng chất cần thiết nhất. Axit hyaluronic trong hạt me chín còn giúp dưỡng ẩm da và mờ nếp nhăn.

Cách sử dụng hạt me khá đơn giản. Sau khi tách bỏ lớp vỏ lụa bên ngoài, chỉ cần làm chín bằng những cách thông thường như luộc, rang, nướng là bạn có thể dùng. Ngoài ra, xay hạt thành bột để nấu chung với các loại thực phẩm khác hoặc đắp mặt cũng rất hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Qủa bứa: một loại quả tuyệt vời cho sức khỏe

Quả bứa, còn được biết đến với tên gọi Garcinia Cambogia, là một loại trái …