Hạt bo bo hay Ý dĩ là hạt của cây Lúa miến (Sorghum) được sử dụng để làm thực phẩm, sử dụng thay gạo thóc. Bên cạnh đó, Ý dĩ nhân còn được sử dụng trong Đông y với tác dụng trừ tý, kiện tỳ, chỉ thống, điều trị viêm phổi, tiêu chảy, gân co quắp không duỗi thẳng được,…
- Những món ăn bài thuốc đông y giúp chữa mất ngủ hiệu quả
- Món ăn bài thuốc đông y dùng lươn chữa viêm khớp rất hiệu quả
Nhân hạt Bo bo được ứng dụng để làm dược liệu
Những bài thuốc sử dụng hạt Bo bo
Trong Y học cổ truyền, nhân bên trong hạt Bo bo được sử dụng làm dược liệu, Đông y gọi là Ý dĩ nhân. Các loại hạt to, béo có màu trắng ngà được cho là có chất lượng tốt.
Dưới đây là những bài thuốc có sử dụng dược liệu đông y Ý dĩ như sau:
Điều trị phong thấp, đau nhức cơ thể, nghiêm trọng về trưa và chiều
Sử dụng nhân Bo bo, Cam thảo, mỗi vị 40 g, Hạnh nhân 30 hạt, Ma hoàng 120 g, dùng sắc với 4 chén nước, đến khi cạn còn 1.5 chén thì gạn lấy nước để riêng. Lại cho thêm 3 chén nước sắc đến khi còn 1 chén. Hợp chung hai chén thuốc lại thành một chén, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Chữa ngực đau
Sử dụng Ý dĩ nhân, Ngưu tất, Sinh địa, Cam thảo, Ngũ gia bì, Thạch hoạt, sắc thành thuốc, dùng uống trong ngày.
Chữa họng sưng đau, có nhọt sưng
Dùng một lượng vừa đủ nhân Bo bo nhai nuốt là khỏi.
Chữa người hay giận dữ, nóng nảy, tiểu buốt, đau
Sử dụng Ý dĩ mễ 20 g, sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn 1 chén thì cho thêm Cam thảo 16 g hoặc Nho khô 40 g, đun sôi lại, lọc bỏ bã, dùng nước uống.
Điều trị người lãnh khí
Sử dụng hạt Bo bo giã cho thật sạch, nấu ăn như cơm.
Trị phế nuy, khạc, ho ra máu, mủ
Dùng hạt Bo bo 400 g, giã nát nấu với 3 phân nước đến khi cạn còn 1 phân, thêm một ít rượu, dùng uống. Thuốc cần uống nhiều để phát huy công dụng.
Trị phế nuy phát quyết
Sử dụng Ý dĩ, Mộc qua, Thạch học, Hoàng bá, Tỳ giải, Sinh địa, Mạch môn, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng uống với nước sôi. Học nấu kỹ 3 lần đến khi cạn còn 2.5 chén nước, chia thành 3 lần dùng uống mỗi ngày.
Chữa hen suyễn, thủng thủy
Sử dụng Úc lý nhân 80 g, giã nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt. Dùng nước này nấy với một lượng vừa đủ hạt Bo bo thành cơm, dùng ăn 2 lần mỗi ngày.
Trị ho đờm thấp
Sử dụng hạt Bo bo 120 g, Cam thảo 80 g, Cát cánh 40 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 20 g, thêm một lượng nhỏ gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn chính.
Chữa miệng môi sưng phù, phong thũng tỳ
Dụng hạt Bo bo (sao vàng), Chích thảo, Xích tiểu đậu (sao), Phòng kỷ, mỗi vị phân lượng bằng nhau. Mỗi lần sử dụng 16 g, gia thêm 3 lát Gừng tươi, sắc thành thuốc, dùng uống khi còn ấm.
Chữa răng đau, răng sâu
Sử dụng hạt Bo bo, Cát cánh, nghiền nát thành bột mịn, dùng nhét vào chỗ răng đau.
Điều trị trường ung, ung nhọt ở ruột
Sử dụng hạt Bo bo 4 g, Phụ tử 0.8 g, Bại tương 2 g, tán thành bột. Mỗi lần dùng 4 g, sắc thành thuốc dùng uống.
Điều trị đầu lở loét ở trẻ nhỏ, ghẻ lở do thai nhi nhiễm độc
Dùng Ý dĩ nhân 30 g, Đại hoàng 15 g, Thổ phục linh 60 g, tán thành bột, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng uống 1 viên.
Chữa trẻ nhỏ chân tay mềm
Sử dụng hạt Bo bo, Táo toan, Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, mỗi vị 40 g, tán nhỏ thành bột mịn, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 4 g.
Hạt Bo bo thường dùng để trừ thấp, kiện tỳ, chữa gân co rút không thể duỗi thẳng
Lưu ý khi sử dụng hạt Bo bo
+ Người có thai không dùng.
+ Người thận thủy bất túc, Tỳ âm bất túc, có thai, khí hư hạ hãm cấm dùng.
+ Người bệnh táo bón, hạn nhập gân, Tỳ hư không có thấp, hơi thở ngắn, không dùng.
+ Người táo bón, tân dịch khô, có thai, kiêng dùng.
+ Dùng lợi thấp dùng sống, kiện tỳ sao lên dùng.
Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Hạt bo bo được sử dụng để nhiệt khí, điều trị tế thấp. Khi sao lên có thể kiện tỳ, hóa thấp nên thường được sử dụng để điều trị thấp nhiệt, tiêu mủ và tiêu thủng. Mặc dù được sử dụng như một loại lương thực nhưng nếu cần sử dụng Bo bo như dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc chuyên môn.