Nấm Ngọc Cẩu được gọi tên khoa học là Balanophoraceae, còn được gọi với nhiều tên như củ dó đất, nấm tỏa dương, nấm tan cửa nát nhà. Nấm ngọc cẩu thực chất là một loài cây ký sinh, không phải nấm, gọi lànấm vì nấm ngọc cẩu mang hình dạng như một cây nấm.
Các Thầy thuốc cho biết nấm ngọc cẩu được sử dụng như một vị thuốc để điều trị yếu sinh lý cho cả nam và nữ; giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực; phục hồi sức khỏe cho chị em sau sinh; trị nám da, tàn nhan và duy trì tuổi xuân cho nữ giới.
Đặc điểm nấm Ngọc Cẩu :
– Nấm Ngọc Cẩu có hình dạng nửa dạng cây, nửa dạng nấm, không có lá. Thân nấm được cấu tạo bới cán hoa lớn, có màu đỏ nâu sẫm. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá, cụm hoa cái hình đầu, dài 2 – 3 cm; cụm hoa đực hình trụ,dài 10 – 15cm; ruột hoa nấm chứa tinh bột. Nấm Ngọc Cẩu trồi lên mắt đất thành cụm. Nấm Ngọc Cẩu khi già hoa sẽ mang màu trắng.
Nấm Ngọc Cẩu sinh trưởng ở độ cao trên 1500m, kí sinh trên những rễ cây gõ lớn ẩn dưới lòng đất, dưới lùm cây bụi. Đặc biệt, nếu Nấm Ngọc Cẩu được tìm thất ở những nơi quanh năm lạnh giá, có tuyết phủ vào mùa đông như đỉnh Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn thì càng có giá trị. Nấm Ngọc Cẩu thường được tìm thấy ở những tỉnh miền núi phía bắc nước ta như Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang.
Nấm Ngọc Cẩu có tác dụng gì?
Tại Viện Y học Bản địa Việt Nam, đã có những nghiên cứu về Nâm Ngọc Cẩu và kết quả cho thấy loại nấm đặc biệt này có chứa anthoxyanozit, L-Arginin khi trải qua sư chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra chất Nitric Oxit (NO). NO tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên, một phần hệ quả là gây giãn mạch và cương cứng dương vật cũng như môi lớn, môi nhỏ của âm hộ. Trong điều trị lâm sàng trên những trường hợp người bệnh mắc chứng rối loạn cương, yếu sinh lý, lãnh cảm, da không đẹp,… Nấm Ngọc Cẩu có giá trị khá cao.
Nấm ngọc cẩu có tác dụng tăng cường sinh lý cho
Trong các tài liệu về cây thuốc dân gian của cố GS – TS Đỗ Tất Lợi cũng có nhắc đến Nấm Ngọc Cẩu. Trong đó ông có nói đến tác dụng của nó là thuốc bổ máu, sử dụng để điều chứng nhức mỏi tay chân, đau bụng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, kích thích ăn uống ngon miệng hơn.
Các lương y người Dao cho biết thêm Nấm Ngọc Cẩu giúp tăng cường sức khỏe; cải thiện chuyện chăn gối; giúp trị nám, tàn nhang trên da; tiêu các khối u lành trong cơ thể.
Một chuyên gia Đông Y thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết thêm đây là vị thuốc hết sức thông dụng trong của Y học cổ truyền và được xếp trong nhóm dược liệu giúp bổ dương của Đông y; thường sử dụng kết hợp với một vài thuốc giúp bổ dương khác như tiên mao, phá cố chỉ, ba kích tím, nhục thung dung,… trong việc điều trị chứng bệnh như lãnh cảm, liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm, hiếm muộn,…
Trong Nấm Ngọc Cẩu có một hoạt chất là protodioscin có tác dụng mạnh đến việc tăng cường nội tiết tố trong cơ thể một cách tự nhiên nhất. Đối với nam giới, Nấm Ngọc Cẩu chính là “thần dược” cho chuyện chăn gối, có thể mang lại hiệu quả cho người hỏng hẳn chức năng sinh lý.
Hướng dẫn cách sử dụng Nấm Ngọc Cẩu :
Cách 1: Pha nước Nấm Ngọc Cẩu để uống
– Cách sơ chế: Dùng khoảng từ 7 đến 9 kg Nấm Ngọc Cẩu tươi rửa sạch phần củ, có thể dùng bàn chải cứng để làm sạch đất cát từ củ dễ dàng hơn.Thái mỏng nấm rồi đem phơi khô (7 – 9kg nấm tươi sẽ thu được 1kg nấm khô) liên tục trong 3 – 4 ngày dưới nắng đều.
Khi còn tươi Nấm Ngọc Cẩu sẽ có vị chát, tuy nhiên khi nấm được phơi khô thì chuyển sang màu nâu cánh gián và có mùi thơm nhẹ của thuốc Bắc. Muốn bảo quản Nấm Ngọc Cẩu khô được lâu người dùng nên cho nấm vảo túi nilong kín và bảo quản nơi khô ráo.
– Các bước pha nước Nấm Ngọc Cẩu: Dùng vài miếng Nấm Ngọc Cẩu khô cho vào cốc nước ấm hoặc nước sôi rồi lắc đều và đợi cho chất trong nấm ra hết (khoảng 5 phút). Cho thêm 2 thìa mật ong vào cốc nước nấm cho dễ uống và nên uống khi nước còn ấm nóng.
Cách 2: Ngâm Nấm Ngọc Cẩu với rượu
Ngâm nấm ngọc cẩu với rượu.
– Cách sơ chế: Dùng 2kg Nấm Ngọc Cẩu đã được rửa sạch và thái mỏng sau đó đem phơi trong bóng râm mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nấm. Phơi Nấm Ngọc Cẩu trong vòng 1 ngày là được. Sau đó là sao cách thủy nấm, làm như sau: Sử dụng 1 cái mâm đặt lên trên nồi nước đang sôi, lợi dụng sức nóng của hơi nước để sao cho Nấm Ngọc Cẩu khô hơn.
– Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu: Tỉ lệ ngâm rượu nấm là dùng 200gr Nấm Ngọc Cẩu khô với 5 lít rượu nếp. Lưu ý là ngâm trong bình thủy tinh. Ngân rượu nấm khoảng một tháng là có thể uống được và thời gian ngâm nấm trong rượu càng lâu thì rượu càng gia tăng độ bổ. Rượu ngâm khi ngâm cùng Nấm Ngọc Cẩu sẽ chuyển sang màu thẫm đen và mang mùi thơm thanh nhẹ gần giống vị thuốc Bắc.