Lá vối từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng sau bữa ăn nhằm hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu những tác dụng khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
- Các bài thuốc Đông y giúp cải thiện rụng tóc hiệu quả
- Vị thuốc đông y hạt đười ươi giúp thanh nhiệt rất tốt đối với sức khỏe
- Dược liệu Đông y Mật nhân giúp tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới
Sử dụng trà lá vối hằng ngày đem lại lợi ích cho sức khỏe
Lá vối là gì?
Tên khoa học
- Tên khoa học Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr et Perry (Eugenia operculata Roxb., Syzygium nervosum DC.)
- Thuộc họ Sim Myrtaceae.
Mô tả thực vật
- Cây vối cao khoảng từ 5 đến 6m, có thể cao hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn. Lá có cuống dài từ 1 đến 1,5cm, dai, cứng, dạng hình trứng rộng, dài từ 8 đến 20 cm, rộng từ 5 đến 10 cm. Hai mặt lá có những đốm nâu.
- Hoa gần như không có cuống, nhỏ, có màu xanh nhạt, hợp thành cụm hoa dạng hình tháp tỏa ra ở kẽ lá đã rụng.
- Quả hình cầu, hoặc hơi hình oval, đường kính từ 7 đến 12mm, xù xì.
- Toàn lá, cành non và nụ vối khi vò có mùi thơm dễ chịu, riêng biệt của vối.
Phân bố, thu hái
- Cây vối mọc hoang và được trồng ở khắp các tỉnh ở nước ta. Ngoài ra, ta còn có thể thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.
- Lá vối thu hái quanh năm. Người ta thu hái các bộ phận của cây như: lá, nụ, cành non.
Thành phần hóa học
Trong lá vối có ít tanin, alkaloid và 4% tinh dầu nên có mùi thơm dễ chịu.
Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền
- Theo Y học cổ truyền, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát trùng, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ. Cây được nhân dân ta sử dụng từ lâu, rất phổ biến. Người ta thường nấu nước để uống giúp vừa hỗ trợ tiêu hóa vừa thơm.
- Lá tươi hoặc khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, giúp giảm viêm sưng, nhanh khô, nhanh lành vết thương.
Cách sử dụng lá vối trong trị bệnh
- Người ta hái lá, nụ vối tươi phơi khô. Để pha nước và làm thuốc, ta dùng lá, nụ tươi phơi khô là được.
- Có người ủ rồi mới phơi như sau: Cắt nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hoặc vật chứa lớn để ủ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối ủ khi uống thơm ngon hơn.
- Lá có thể hãm nước nóng, sắc, hoặc cô đặc thành cao, thuốc viên. Hiện nay, người ta đã bào chế thành dạng thuốc viên để sử dụng tiện lợi.
Lá vối hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và một bệnh ngoài da
Các bài thuốc sử dụng trị bệnh từ lá vối
- Ngày dùng 3 gram lá khô, hoặc 3 – 5 lá tươi. Hãm 1 lít nước sôi, hoặc sắc.
- Trị viêm da mẩn ngứa, chốc đầu: Lá vối nấu kỹ lấy nước để tắm và gội đầu.
- Dùng quá nhiều lá vối có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi, gây rối loạn tiêu hóa.
Theo thầy thuốc chia sẻ: Bên cạnh tác dụng có lợi của nước vối, uống quá nhiều chè lá vối và nụ vối đôi khi đem lại những tác dụng không mong muốn.