Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Hướng dẫn xử lý vết thương bị nhiễm trùng đúng cách

Hướng dẫn xử lý vết thương bị nhiễm trùng đúng cách

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nếu vết thương khi bị nhiễm trùng không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị những kỹ năng cơ bản trong nhận biết và sơ cứu vết thương bị nhiễm trùng để hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc.

Bedbug bites

Vết thương nhiễm trùng là như thế nào?

Theo bác sĩ Cao đẳng Dược Tạ Minh Tâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Vết thương bị nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu sưng đỏ, đau và có mủ. Vùng bị đỏ khoảng 2 tới 3 mm quanh miệng vết thương, nhất là khi vết thương đã được khâu lại, là tình trạng bình thường. Tuy vậy cần lưu ý nếu vùng da bị đỏ ấy có dấu hiệu lan rộng.

Đau cũng là cảm giác thông thường khi bị thương, nhưng hiện tượng đau và sưng cũng chỉ lên tới đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sau đó giảm dần. Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài vết thương, sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ theo kênh bạch huyết và tạo nên các vệt đỏ.

Theo nhiều chia sẻ trên trang tin tức Y dược, nếu nhiễm trùng lan vào máu và gây hiện tượng nhiễm trùng máu thì nạn nhân sẽ bắt đầu bị sốt. Tuy nhiên, khi vết thương lành dần thì cũng có thể gây sưng và đau nhẹ tại các hạch bạch huyết ở vùng bị thương.

Nếu vết thương bị đỏ nhẹ, hãy thấm hoặc chườm nước muối (pha theo công thức 2 muỗng cà phê muối hòa với một lít nước), sau đó lau khô vết thương. Thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Tuy vậy nếu vết thương đã được khâu lại thì không được ngâm nước do sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Vết thương gây đau đớn nhiều;
  • Nạn nhân bị sốt quá cao không rõ nguyên nhân;
  • Xuất hiện vệt đỏ kéo dài ngay vết thương;
  • Hiện tượng nhiễm trùng xảy ra trên bề mặt vết thương;
  • Nạn nhân có vẻ rất yếu ớt.
  • Gọi cho bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu:
  • Bạn có thể thấy mủ trong vết thương hoặc có mủ chảy ra từ vết thương;
  • Nốt mụn hình thành ngay chỗ kim khâu đi qua da;
  • Vết thương trở nên đau đớn hơn dù đã qua 2 ngày;
  • Bạn nghĩ con mình cần được khám bác sĩ.

Gọi cho bác sĩ nếu sau đó bạn thấy:

  • Vệt đỏ lan rộng;
  • Bạn nghĩ tình trạng của con ngày càng nghiêm trọng;
  • Con bạn xuất hiện những hiện tượng cần cấp cứu.

Làm thế nào để tránh nhiễm trùng vết thương?

Để phòng ngừa nhiễm trùng vết thương: Hãy rửa các vết thương trong vòng 10 phút sau khi bị thương bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm vết thương trong nước ấm có pha xà phòng trong vòng 15 phút. Hãy thực hiện những bước trên ngay khi phát hiện bị thương bởi càng để lâu sẽ càng gây nguy hiểm. Sau khi làm sạch vết thương, hãy dùng thuốc kháng sinh.

Bạn nên căn dặn trẻ không đụng vào những vết côn trùng cắn, ghẻ lở hoặc chỗ da bị dị ứng. Những trường hợp trẻ hôn lên vết thương cũng rất nguy hiểm bởi vết thương có thể sẽ bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn lan qua từ miệng.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Nồng độ Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn …