Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Điều trị bệnh đột quỵ bằng dược liệu y học cổ truyền

Điều trị bệnh đột quỵ bằng dược liệu y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Để đẩy lùi bệnh đột quỵ, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, tìm ra những giải pháp từ thảo dược. Dưới đây là chia sẻ thông tin về 3 dược liệu thường được lựa chọn trong các bài thuốc hỗ trợ giúp giảm nỗi lo đột quỵ.

Địa long

Bác sĩ, giảng viên Y học cổ truyền Nguyễn Minh Tâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Địa Long (Giun đất) có tên khoa học là Pherretima Asiatica Mich – Lumbricus terrestris. Loài vật rất quen thuộc sống dưới lòng đất giun đất là dược liệu đầu bảng trong các bài thuốc hỗ trợ giúp loại bỏ cục máu đông, ngăn ngừa tình trạng đột quỵ từ xa xưa.

Theo Đông y, Địa long có vị mặn, tính hàn, không độc; chuyên trị tịnh trạng máu huyết lưu thông kém, đau/nhức đầu, tê bại chân tay, huyết áp cao, xơ cứng mạch máu. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” nổi tiếng của y học cổ truyền Trung Hoa có ghi: “Địa long là nguyên liệu sản xuất 40 bài thuốc, chữa được nhiều loại bệnh,”.

Trong bài thuốc “Thần dược cứu mệnh” của lương y Nguyễn An Định vào đầu thế kỷ XX chữa khỏi bệnh nhân đột quỵ chỉ sau 4 khắc, Địa long đóng vai trò “chủ dược. Giai đoạn 2011 – 2015, Địa long còn được nghiên cứu sâu thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước trong đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất Lumbrokinase tái tổ hợp làm thuốc phòng chống tắc nghẽn mạch máu”. Kết quả được sử dụng làm thuốc phục hồi tai biến trong cả điều trị cấp và điều trị kéo dài.

Lý giải công dụng của dược liệu (Giun đất) này, các nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản và Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Enzyme fibrinolytic – hoạt chất quý có trong Địa long (Giun đất) có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết fibrin là tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông. Nhờ thế, giúp cho mạch máu được lưu thông, tránh nguy cơ gây ra tắc mạch máu não.

Đậu tương

Đậu tương (còn gọi đậu nành hay đỗ tương) là loại hạt rất giàu các chất dinh dưỡng, khi đậu được ủ ấm với B. subtilis khi lên men sẽ tạo ra chất enzyme nattokinase.

Ngày nay, khoa học hiện đại đã nghiên cứu và cho ra đời NKCP – một loại protein chiết tách từ đậu Natto với công nghệ hiện đại, tương tự như Nattokinase nhưng có nhiều ưu điểm:

– Hoạt tính tiêu sợi huyết của NKCP® cao hơn khoảng 2,5 lần so với Nattokinase.

– Tác dụng chống đông máu của NKCP® cao hơn 100 lần so với Nattokinase.

– Vi khuẩn Bacillus subtilis đã được loại bỏ, không có mùi hoặc độ nhớt như natto.

Hoa hòe

Trong Đông y, Hoa hòe còn gọi là Hòe mễ, Hòe hoa mễ, tên khoa học Sophora japonica L. Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Y học hiện đại đã chỉ ra chất Rutin trong Hoa hòe có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương.

Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm tăng sức bền thành mạch, phòng vỡ và đứt mạch máu. Vì vậy, Hòe hoa thường dùng cho người bệnh bị tăng huyết áp để hỗ trợ phòng ngừa đứt mạch máu não. Đây cũng là loại thảo dược phổ biến ở các vùng quê, được sử dụng hãm trà uống hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm

Thầy thuốc Đông Y chia sẻ những loại thảo mộc giúp giảm đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng khó chịu thường gặp, thường do vấn đề tiêu hóa, …