Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> ĐỊA PHU TỬ – VỊ THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ VÀ BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

ĐỊA PHU TỬ – VỊ THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ VÀ BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Địa phu tử (Kochia scoparia) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, được ghi chép trong “Thần nông bản thảo kinh” như một trong những vị thuốc thượng phẩm vì tính an toàn và hiệu quả. Địa phu tử thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu và bệnh trĩ. đồng thời giúp cơ thể thư thái, kéo dài tuổi thọ. Hãy cùng tôi  tìm hiểu về tác dụng, công dụng  vị thuốc thảo dược qúy này nhé!

Hình ảnh cây Đại phu tử

Đặc điểm chung của cây địa phu tử

Tên gọi khác: Địa quỳ, Địa mạch, Tảo trửu, Độc trửu, Áp thiệt thảo, Trúc trửu tử, Vương trửu, Ích minh, Duyên y thảo, Bạch địa thảo, Cây chổi.

Tên khoa học: Kochia scoparia (L.) Họ: Chnopodiaceae (họ Rau muối).

Mô tả thực vật

Cây thảo, sống hàng năm, mọc thành bụi cao khoảng 0,5 – 1m.

Thân: Mọc thẳng đứng, phân nhiều nhánh, màu lục tươi, chuyển hồng tía vào mùa thu.

: Mọc cách, không có cuống, hình mũi mác hẹp, dài 3-5 cm, rộng 0,3-0,6 cm, hai bên có lông dài thưa, đỉnh nhọn.

Hoa: Hoa nhỏ, lưỡng tính, mọc ở nách lá, màu vàng lục, không cuống.

Quả: Quả loại bế dẹt, có hạt nhỏ dài 1-2 mm.

Thời gian ra hoa từ 7 – 8, tháng 9 – 10 mùa quả chín

Phân bố, sinh tưởng

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, Địa phu tử là loài cây thường mọc ở những vùng đồi núi cao, phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt ở các tỉnh như Giang Tô, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam. Trung Quốc là quốc gia cung cấp chủ yếu vị thuốc này cho các nước lân cận, bao gồm Việt Nam.

Tại Việt Nam, địa phu tử ít được trồng và khai thác trong nước, chủ yếu nhập khẩu từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái,chế biến:

Bộ phận dùng: Hạt của cây địa phu tử.

Tiêu chuẩn chọn: Nên chọn hạt già, mẩy, có màu đen nâu, mùi thơm và không bị mọt.

Thu hái:

– Thời gian: Tháng 9 – 10 khi quả đã chín già.

– Quy trình: Cắt cây về, phơi khô, đập lấy hạt, sàng sẩy và phơi khô lần nữa.

Chế biến:

– Theo kinh nghiệm Việt Nam: Hạt rửa sạch, đãi bỏ tạp chất, phơi khô. Khi dùng sống có thể tán  hoặc sao thơm rồi tán dập dùng chín.

– Theo Trung y:

+ Dùng sống để thanh nhiệt.

+ Hoặc Dùng hạt được đem ngâm trong rượu nóng một ngày đêm, rồi sau đó đem hấp trên nồi cơm cho chín, rồi phơi khô để giảm tính hàn.

+ Đem dược liệu Rửa sạch đất cát, rồi tẩm rượu và sấy khô.

Bảo quản: Vị thuốc dễ bị mọt, cần đậy kín, để nơi cao ráo, thoáng mát, tránh ẩm để giữ được mùi thơm.

Thành phần hóa học

– Đại Phu tử (Kochia scoparia) theo Trung dược học thành phần hóa học của dược liệu chứa các chất:

– Triterpen Saponin: Đây là nhóm hợp chất chính trong đại phu tử. Saponin có tác dụng lợi tiểu, chống viêm và làm sạch cơ thể. Chúng giúp tăng cường chức năng thận và hệ bài tiết.

Dầu béo: Đại phu tử chứa các axit béo, có thể có tác dụng chống viêm và cung cấp năng lượng.

– Vitamin A: Vitamin A là một vitamin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe mắt và hệ miễn dịch.

Các thành phần này cùng nhau tạo nên tác dụng dược lý của đại phu tử, giúp điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu và có tác dụng chống viêm.

Tác dụng – Công dụng:

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Theo Đông y và “Thần nông bản thảo kinh”, Địa phu tử có vị ngọt đắng, tính hàn, quy vào kinh bàng quang và thận

Tác dụng: Lợi tiểu, thông lâm, trừ thấp nhiệt.

Chủ trị:

– Tiểu tiện khó khăn, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, các chứng lâm, phù thũng, cước khí.

– Chữa trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu ra máu.

– Trị các bệnh ngoài da như eczema, ngứa, phụ nữ bị ngứa âm hộ và bạch đới.

– Dùng ngoài để sắc nước rửa vùng da bị lở ngứa.

Liều dùng:

  • Uống: 10-15g.
  • Dùng ngoài: Tùy ý.

Lưu ý:

  • Không dùng cho người tiểu nhiều, không bị thấp nhiệt, và phụ nữ có thai.

Một số bài thuốc kinh nghiệm sử dụng địa phu tử:

  1. Trị huyết lỵ lâu ngày:

Địa phu tử 1 lượng, địa du 3 phân, hoàng cầm 3 phân. Nghiền bột và uống với nước cháo, mỗi lần 2 chỉ.

  1. Trị huyết lỵ không cầm:

Địa phu tử 5 lượng, địa du và hoàng cầm mỗi loại 1 lượng. Nghiền bột, uống 1 thìa với nước nóng.

  1. Trị quáng gà:

Địa phu tử 5 lượng, quyết minh tử 1 thăng.

Đem Giã nhỏ, làm viên với nước gạo, uống 20-30 viên sau bữa ăn.

  1. Chữa trị sườn đau, đau tích lâu ngày, có lúc phát cơn:

Địa phu tử phơi khô, nghiền bột. Uống 1 thìa nhỏ, 5-6 lần mỗi ngày.

  1. Trị sán khí:

Địa phu tử sao thơm, nghiền bột, uống 1 chỉ với rượu.

  1. Trị bệnh trĩ:

Địa phu tử nướng khô, đem giã nhỏ, uống 3 chỉ với nước hạt ngô x 3 lần/ngày.

  1. Trị lôi đầu phong sưng:

Địa phu tử và gừng tươi nghiền nát, pha với rượu nóng uống để ra mồ hôi.

  1. Chữa chân tay toàn thể bị hột cơm :

Địa phu tử và phèn chua sắc nước nóng rửa nhiều lần.

  1. Trị ung nhọt:

Địa phu tử và la bặc tử mỗi loại 1 lượng, sắc nước rửa chỗ đau mỗi ngày 2 lần.

  1. Mắt đỏ phong nhiệt:

Có Địa phu tử 1 thăng (nướng), Sinh địa nửa cân lấy nước, cùng làm bánh, sấy khô, nghiền nhỏ. Uống lúc đói với rượu 3 chỉ/lần

  1. Trị tiểu tiện không thông:

Địa phu thảo ép nước uống hoặc sắc nước uống.

  1. Trị viêm vú cấp tính:

Địa phu tử sắc nước uống, ra chút mồ hôi.

  1. Trị ngứa ngoài da:

Địa phu tử và khổ sâm mỗi vị 3 chỉ, Phòng phong, thuyền thoái mỗi vị 2 chỉ. Sắc uống.

  1. Trị chốc lở ngoài da:

Địa phu tử 4 chỉ, sinh cam thảo 2 chỉ. Sắc uống..

  1. Trị mề đay, phong ngứa:

Địa phu tử, xà sàng tử, bạch phụ tử, xuyên tiêu đông lượng. Nghiền bột, trộn với mỡ heo bôi ngoài.

  1. Trị trùng roi âm đạo, ngứa âm đạo, bạch đới:

Khổ sâm, hoa tiêu, bạch phàn. Sắc nước rửa ngoài.

Lưu ý khi sử dụng

– Phụ nữ có thai, người tiểu nhiều, không có thấp nhiệt, hoặc bệnh hư không thấp nhiệt cần cấm dùng địa phu tử.

– Đối với các bài thuốc nêu trên, người bệnh không nên tự ý áp dụng mà không có đơn thuốc hoặc hướng dẫn của thầy thuốc.

Tóm lại: Địa phu tử là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu, bệnh trĩ và nhiều chứng bệnh khác. Thảo dược có tác dụng lợi tiểu, thông lâm và trừ thấp nhiệt, phù hợp với các chứng tiểu tiện khó khăn, viêm bàng quang, và một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên, việc sử dụng địa phu tử cần lưu ý một số điều quan trọng. Phụ nữ có thai, người tiểu nhiều, không có thấp nhiệt, hoặc bệnh hư không thấp nhiệt nên tránh sử dụng. Đồng thời, người bệnh không nên tự ý áp dụng các bài thuốc mà không có sự hướng dẫn từ thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Có thể bạn quan tâm

Qủa bứa: một loại quả tuyệt vời cho sức khỏe

Quả bứa, còn được biết đến với tên gọi Garcinia Cambogia, là một loại trái …