Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >>  Dây đau xương: cùng với những tác dụng chữa bệnh xương khớp của vị thuốc này.

 Dây đau xương: cùng với những tác dụng chữa bệnh xương khớp của vị thuốc này.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong dân gian từ xưa, đã biết dùng loại cây này để chữa đau mỏi gân xương, tê bì chân tay do bệnh phong  tê thấp. Theo Đông y, đây là vị thuốc có hiệu quả tốt trong chữa trị các bệnh về cơ xương khớp. Bài viết dưới đây của Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về loài dây đau xương có tên gọi độc đáo này nhé!.

  1. Đặc điểm chung Dây đau xương:

Tên gọi khác:   Khoan cân đằng, khau năng cấp. Tục cốt đằng,

Tên khoa học:  Tinospora sinensis (L.) Merr. thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Dây đau xương

1.1. Đặc điểm nhận biết 

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCMĐây là một loại cây leo bằng thân quấn. Thân có hình trụ, có nốt sần và có lông. màu xám,

Lá hình tim, mọc so le, có gân lá tỏa khắp mặt lá, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ màu trắng nhạt.

Lá có 5 gân nhỏ tỏa ra như hình chân vịt, lá rộng 7 – 10cm, dài 12 – 20cm.

Hoa mọc thành chùm hay đơn độc hoặc nhiều chum ở kẽ lá. Hoa trắng nhạt có lông tơ.

Quả hình bầu dục, có màu đỏ khi chín, có chứa chất nhày bao quanh hạt hình bán cầu.

Hình ảnh cây và quả của Dây đau xương

1.2. Phân bố : 

Dây này mọc hoang nhiều ở nước ta, nhiều nhất ở tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Bắc Cạn, Lào Cai, Sơn La, …Ngoài ra ở một số tỉnh của Trung Quốc loài thực vật này cũng tìm thấy chúng mọc hoang.

Cây có khả năng tái sinh vô tính mạnh và dễ phát triển trong mùa xuân – hè,

Cây rất trồng dễ, trồng bằng cách cắt các đoạn thân và cành đem dâm trồng.

Cây được phân bố ở Việt Nam khá phong phú. Tuy nhiên do việc khai thác thường xuyên nên đang ngày càng trở nên khan hiếm.

2.Bộ phận dùng:

Toàn cây. Thu hái quanh năm.

Có thể dùng thân và lá của cây. Thân cắt ngắn thành từng đoạn dài 22 – 30cm, phơi hoặc sấy khô.

Lá thường dùng tươi.

Dược liệu dây đau xương phơi khô

  1. Thành phần hóa học: 

Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố GS.TS Đỗ Tất Lợi, toàn cây Dây đau xương có nhiều ancaloid. Ngoài ra, còn có glucosid phenolic, tinosinen. A và B, dinorditerpen glucosid,…

  1. Tác dụng dược lý:

* Theo YHCT:

Dược liệu có vị đắng, tính mát – Quy vào kinh Can

Công dụng: khu phong. trừ thấp ,Thư cân hoạt lạc, ,

Chủ trị: Chữa Phong tê thấp, đau nhức xương khớp.

* Theo y học hiện đại:

+ Y học hiện đại đã nghiên cứu trên một số thí nghiệm trên con vật và chỉ ra,

–  Có tác dụng và rất hiệu quả chống viêm

Tác dụng ức chế hoạt tính acetylcholine. Và co thắt cơ trơn của histamin

– Tác dụng trên thần kinh trung ương, huyết áp,

Từ đó ta thấy, Dược liệu này chứa hoạt chất Akaloid có tác dụng chống viêm cực nhạy. giảm đau nhức rất tốt, tốt cho tình trạng đau nhức xương khớp

+ Bên cạnh đó, có tác dụng chống viêm cực hiệu quả nhờ hoạt chấtDinorditerpen Glucosid là Tinosinesid A, B. Do vậy, từ lâu dân gian đã biết sử dụng thảo dược này trong bài thuốc chữa trị đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng sưng đỏ.

+ Ngoài ra, dây này còn có tác dụng hỗ trợ giảm cơn đau nhức, tê mỏi chân tay khi ngồi lâu một tư thế. Hạn chế sự tổn thương tới hệ xương khớp do làm việc quá sức, mang vác vật nặng, cải thiện triệu chứng viêm khớp, phong tê thấp…

Do đó, Dây đau xương được sử dụng trong các bài thuốc chữa trị bệnh lý xương khớp như: Thoái hóa khớp, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, …

  1. Công dụng của Dây đau xương là gì?

Dây đau xương là một vị thuốc mới được dùng nhiều trong dân gian để chữa các bệnh đau nhữ, thấp khớp, tê bại,đau vai gái, đau mình mẩy, bong gân, trật khớp; chấn thương tụ máu…

Ngoài ra dược liệu này còn chữa trị sốt rét mạn tính, rắn cắn, làm ngừng nôn và làm thuốc bổ.

  1. Một số bài thuốc chữa bệnh từ Cây dây đau xương:
  2. Chữa trị trật khớp, bong gân

Lá Dây đau xương, hồi hương, đinh hương, quế, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá kim cang, lá náng, lá mua, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó

Đem tất cả các vị trên giã nhỏ, sao nóng lên rồi chườm lên chỗ đau (không nên đắp trong giai đoạn đầu của bong gân).

  1. Chữa trị thấp khớp

Dây đau xương, Củ kim cang, đồng lượng bằng nhau. Nấu thành Cao bào chế từ 2 vị:  Uống 6g/ngày.

  1. Chữa trị đau lưng, mỏi gối 

Dây đau xương 12g, cùng thỏ ty tử , rễ cỏ xước, củ mài  mỗi vị 12g. cẩu tích, củ mài, tỳ giải mỗi vị 20g,

đỗ trọng và bổ cốt toái mỗi vị 16g

Đem nấu với 1,5lit nước  còn lại 1 lít.. Uống thay nước lọc. Dùng liên tục trong 15 – 20 ngày

hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc từ Dây đau xương

  1. Chữa trị rắn cắn

Lá Dây đau xương và lá tía tô mỗi vị đồng lượng 20g, rau sam 50g, lá thài lài 30g,

Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, dùng bã đắp lên vết rắn cắn.

5.Chữa trị đau thần kinh tọa

Dùng: Dây đau xương, cành lá Kim ngân, Kê huyết đằng và Ngũ vị tử, mỗi loại 15g.

Đem sắc với 750ml nước. Sắc còn 500ml.  uống liên tục trong 15 ngày, các triệu chứng đau sẽ được cải thiện.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược TPHCMChế phẩm từ dây đau xương khớp hợp với nhiều vị thuốc khác tạo nên những chế phẩm từ bài thuốc YHCT như: Quốc dược Phục cốt khang, ( Dân tộc Tày –Bắc Cạn) đã kết hợp nhiều cây thuốc Việt trong bài thuốc có công dụng tốt đối với nhiều bệnh về xương khớp.

6.Những Lưu ý trước khi sử dụng:

Dược liệu này có độ an toàn khá cao và có thể sử dụng trong điều trị dài hạn.

Tuy nhiên người dùng cũng cần lưu ý trước khi sử dụng:

– Người có tạng hàn nên thận trọng khi dùng.

– Không được dùng cho phụ nữ có thai vì nó ảnh hưởng đến thai nhi và dễ gây sẩy thai.

Như vậy, Với tên gọi độc đáo của dây đau xương, Dây dược liệu này đã nêu bật lên tác dụng chính của nó trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Không những vậy, dây dược liệu này còn có khả năng làm giảm đường huyết, là chất chống oxy hóa hiệu quả. Tuy nhiên, liều gây độc cũng như liều dùng, tác dụng phụ của vị thuốc này thì các nghiên cứu hiện vẫn chưa đi sâu tìm hiểu,. Khi dùng, người dùng cần lưu ý và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng nhé./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung 

Có thể bạn quan tâm

Thầy thuốc Đông Y chia sẻ những loại thảo mộc giúp giảm đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng khó chịu thường gặp, thường do vấn đề tiêu hóa, …