Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Cây Thanh Táo – Vị Thuốc Chữa xương khớp hiệu quả

Cây Thanh Táo – Vị Thuốc Chữa xương khớp hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ở Việt Nam, Thanh táo thường được sử dụng làm cây ngoại cảnh vì dễ trồng và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, ít người biết rằng loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Thanh táo có công dụng hạ sốt, trị vàng da, tiêu sưng, giảm đau và đặc biệt là chữa các vấn đề về xương khớp như gãy xương, sải chân, phong thấp và viêm khớp. Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết về công dụng và cách sử dụng cây Thanh táo!

Hình ảnh cây Thanh táo

Đặc điểm chung về cây Thanh táo

Tên gọi khác: Cây Thuốc trặc, Tần cửu

Tên khoa học: Justicia gendarussa L.– Acanthaceae (Họ: Ô rô)

Mô tả thực vật

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, Cây Thanh táo là cây nhỏ, cao từ 1 đến 1,5 mét. Thân và cành non có màu xanh hoặc tím sẫm, lá có xanh quanh năm.

Lá mọc đối, hình dạng hẹp và có gân chính màu tím. Trên lá thường xuất hiện những đốm vàng hoặc nâu đen do một loài nấm gây ra.

Hoa mọc thành bông ở ngọn hoặc ở nách lá, được bao bọc bởi nhiều lá bắc hình sợi. Đài hoa có 5 cánh, hợp ở gốc, chiều cao từ 3 đến 5 mm. Tràng hoa có màu trắng hoặc hồng, với các đốm tía, chia thành 2 môi. Nhị hoa có 2 bộ phận, bao phấn gồm 2 ô.

Quả của cây thanh táo có hình dạng định, dài khoảng 12 mm, bên trong chứa bốn hạt.

Phân Bố và Sinh trưởng

Cây Thanh táo có nguồn gốc hoang dại và được trồng từ Trung Quốc, sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc, và Ấn Độ.

Ở Việt Nam, cây Thanh táo thường mọc hoang dọc theo bờ khe suối và ở ngoài cửa rừng. Cây được gặp nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, và Hòa Bình. Ngoài ra, cây còn được trồng làm hàng rào ở nhiều nơi.

Cây Thanh táo có khả năng sinh trưởng tốt, có thể được trồng bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Cây thường ra hoa và ra quả quanh năm.

Bộ phận dùng – thu hái, chế biến

Toàn cây thanh táo được sử dụng làm thuốc, bao gồm rễ, thân, và lá.

  • Cây có thể được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất để thu hoạch là vào khoảng tháng 7 – 8
  • Sau khi thu hoạch, cây thanh táo có thể được sử dụng tươi hoặc phơi khô.
  • Bảo quản tốt, nên để ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Cây Thanh táo chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng, trong đó có:

Alkaloid: Cây chứa một hợp chất alkaloid gọi là justicin và một lượng rất nhỏ tinh dầu. Ngoài ra, toàn cây còn chứa các alkaloid khác như justidrusamid và brazoid A-D.

Flavonoid: Một trong những flavonoid quan trọng có trong cây là apigenin.

Những thành phần này góp phần vào các tác dụng dược lý của cây thanh táo trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp

Tác dụng – Công dụng

*Theo Y Học Hiện Đại

Dịch chiết từ cây Thanh táo có nhiều tác dụng quan trọng trong y học hiện đại, bao gồm:

  • Kháng nấm và Kháng Virus: Có tác dụng kháng nấm, kháng virus và chống oxy hóa.
  • Chống viêm khớp và Giảm đau: Có tác dụng chống viêm khớp và giảm đau, tương tự như tác dụng của Aspirin.
  • Giảm đường huyết và Bảo vệ gan: Có khả năng hạ đường huyết và bảo vệ gan.
  • Hoạt động Chống HIV: Chiết xuất từ lá Justicia gendarussa có khả năng ức chế enzym phiên mã ngược của HIV và ức chế sự nhân lên của virus HIV.
  • Chống Nấm gây bệnh ngoài da: Chiết xuất từ cây thanh táo cũng có tác dụng kháng nấm gây bệnh ngoài da.

* Theo Y học Cổ Truyền

Cây Thanh táo có vị cay, tính ấm. Cây được coi là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền với những tính năng sau:

  • Có tác dụng giảm đau và tiêu sưng
  • Tức cân tiếp xương, giúp hỗ trợ quá trình liền xương.
  • Rễ của cây có vị hơi chua cay, tính bình. được sử dụng để tán phong thấp, trấn thống, hoạt huyết (lưu thông máu, giảm đau), làm lợi đại tiểu tiện, và tán phong thấp. Vỏ Rễ và Thân: Có tác dụng gây nôn.
  • Lá: Có tác dụng kháng khuẩn và giúp sát trùng.

Cây thanh táo được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia

Tại Trung Quốc: Rễ cây được sắc và hãm để làm thuốc lợi tiểu, hạ nhiệt, giảm đau, điều trị bệnh lao phổi, thấp khớp, mụn nhọt, và tiêu chảy. Lá cây cũng có tác dụng trong việc trị sốt, đau lưng, vô kinh, và đau nửa đầu.

Tại Thái Lan: Rễ cây được sử dụng để điều trị tiểu tiện khó, tiêu chảy, rắn cắn, trong khi vỏ cây được sử dụng để trị sốt, ho và dị ứng.

Tại Ấn Độ: Lá cây được dùng để chống bệnh sốt rét, tiêu chảy, thấp khớp, trong khi rễ cây được sử dụng để điều trị thấp khớp, mụn nhọt, vàng da, tiêu chảy.

Tại Việt Nam: Cây thanh táo được sử dụng trong nhiều bệnh lý khác nhau như ra mồ hôi trộm, tay chân tê dại, vết thương hở, bong gân, trật khớp, và làm thuốc bó gãy xương.

Liều Dùng và Cách Sử Dụng

Liều Dùng: 6 đến 12 gam, có thể đến 20 gam.

  • Có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
  • Vỏ Rễ và Vỏ Thân: Sắc uống hoặc ngâm rượu uống để chữa tê thấp.
  • Rễ và Cành Lá Tươi: Dùng giã đắp trên các vết thương, chỗ sưng tấy và bó gãy xương.
  • Dạng bột rắc: Có thể tán bột và rắc để trừ sâu mọt.

Lưu Ý: Cần thận trọng với việc uống thanh táo tươi vì thường có thể gây nôn.

Các Bài thuốc từ cây Thanh táo

Chữa trị ra máu sẫm, Mờ mắt, choáng váng ở Sản Phụ mới sinh:

Chuẩn bị 20-30g cây thanh táo, mần tưới, cỏ màn trầu, sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa vết lở, vết thương nhiễm độc chảy máu hoặc Nhọt lở loét:

Sử dụng lá thanh táo và lá mỏ quạ lượng bằng nhau.

Rửa sạch, giã nhỏ, đắp rịt và thay thuốc hàng ngày.

Phục hồi các vết thương sưng tấy và đau nhức:

Dùng 50g lá thanh táo tươi (hoặc 10g nếu khô), đun sôi với 850ml nước.

Lấy ra 200ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Chữa trị mụn nhọt sưng đau (Chưa Vỡ Mủ):

Thanh táo tươi đem giã nát hoặc nghiền nhỏ thanh táo khô.

Trộn với rượu hoặc giấm, đắp lên vết thương và thay băng sau 2 giờ.

Chữa trị phong thấp Chân Tay tê dại

Sử dụng vỏ thanh táo, rễ mền tên, rễ sưng, dây chìu, cốt khí và thiên niên kiện.

Rửa sạch, sắc với 750ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày trong 15 ngày.

Chữa trị đau nhức xương cốt

Dùng 30-50g thanh táo tươi hoặc 10-15g khô, sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa trị Vết thương kín bị sưng tấy

Dùng thanh táo tươi 50g hoặc khô 10g sắc cùng 850ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Chữa trị tay chân tê dại mất Cảm Giác

Sắc thành nước uống 20g vỏ cây thanh táo, hoàng lực, dây chìu, độc lực và 10g thiên niên kiện, cốt khí.

Chữa trị bệnh lý hậu sản

Dùng 30g cây thanh táo, cây mần tưới, cỏ mần trầu sắc cùng 500ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Chữa trị đau nhức Tinh Hoàn, Tinh Hoàn Sa 1 bên:

Sắc thành thuốc uống 20-30g rễ cây thanh táo, rễ bần trắng, rễ cây vậy đỏ trong ngày.

Chữa trị Bong gân, sai khớp:

Dùng thanh táo 20g, lá diễn tươi 50g, 20g cốt toái bổ, xuyên tiêu, trạch lan

Sắc thành nước uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Thanh Táo

  • Do cây thanh táo chứa một lượng nhỏ độc tính alkaloid, trước khi sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn.
  • Người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng dược liệu này để tránh nguy cơ bị nhiễm độc.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như dị ứng hoặc phản ứng phụ, hãy ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Trước khi sử dụng lá thanh táo để nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh, cần tìm kiếm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhi, vì cây thanh táo chứa một lượng nhỏ alkaloid có tính độc nhẹ.

Tóm lại, cây Thanh táo là một nguồn dược liệu quý được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia. Các thành phần của cây như lá, thân, rễ đều có tác dụng trong việc điều trị đau nhức xương khớp, vàng da, rôm sảy, và mụn nhọt. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng cây thanh táo có khả năng kháng viêm, giảm đau, chống nấm và bảo vệ gan, cũng như ức chế vi khuẩn HIV. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cây thanh táo cũng chứa một lượng độc tố nhất định, do đó việc sử dụng nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ đông y để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, cũng như tránh nguy cơ bị nhiễm độc./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng đơn giản tại nhà

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là một phương pháp tự nhiên được nhiều …