Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Cây lá dung – Vị thuốc tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa.

Cây lá dung – Vị thuốc tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây lá Dung không chỉ là thức uống giải khát quen thuộc mà còn là dược liệu tự nhiên với nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và khả năng trung hòa acid dạ dày, lá Dung hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu, làm lành niêm mạc dạ dày và giảm đau hiệu quả. Hãy cùng khám phá vị thuốc kháng vieemkhangs khuẩn tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa này nhé!

Hình ảnh cây Lá dung

1. Đặc điểm chung dược liệu:

Tên khác: Chè dung; Chè dại; Chè lang; Duối gia

Tên khoa học: Symplocos racemosa Roxb – Symplocaceae (Họ Dung)

1.1. Mô tả thực vật

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, Cây chè dung là cây gỗ nhỏ, cao trung bình 1,5 – 2 m, có thể đạt 4 – 5 m hoặc hơn khi không bị đốn. Lá mọc so le, hình trứng thuôn dài, dài 9 – 15 cm, rộng 3 – 6 cm, mép có răng cưa, không có lông, khi khô chuyển màu vàng xanh hoặc vàng nâu.

Hoa chè dung màu trắng hoặc vàng lục nhạt, có mùi thơm, mọc thành chùm ở đầu cành hoặc nách lá, nở từ tháng 2 – 12.

Quả thuôn dài 6 – 10 mm, màu tím đỏ, thịt quả ăn được, chứa 1 – 3 hạt màu nâu.

Quả thường được thu hoạch từ tháng 3 – 5.

1.2. Phân bố:

Chè dung chủ yếu mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và một số tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, cây cũng phân bố ở Lào, Ấn Độ, Campuchia và Nam Trung Quốc.

Ở miền Bắc, lá chè dung được người dân thu hái tại các vùng như Thủy Nguyên (Hải Phòng), Quảng Ninh, sau đó phơi hoặc sao khô để sử dụng.

Ngoài ra, vỏ thân và vỏ rễ cũng được sử dụng, vỏ có màu vàng nâu nhạt, dễ gãy và chứa một lớp mô màu đỏ khi cắt ngang.

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến:

Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân và vỏ rễ.

Thu hái: Quanh năm.

Chế biến: Sau khi thu hái, nguyên liệu được rửa sạch, phơi khô để sử dụng dần.

Bảo quản: Nên để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

3.Thành phần hóa học

– Lá chè dung chứa saponin (giảm đau) cùng các hợp chất steroid, tanin và terpen.

– Thân cây chứa glucosid 3-monoglucofuranosid, trong khi vỏ thân chứa một glycosid, thủy phân tạo pelargonidin và D-glucose.

– Vỏ cây còn chứa sắc tố đỏ với 3 alkaloid: loturin, coloturin và loturidin.

Ngoài ra, cây dung còn có glucosid 3-monoglucofuranosid của 7-O-methylleucopelargonidin, góp phần quan trọng trong các ứng dụng y học và thực phẩm.

Hình ảnh Lá dung đã phơi khô

4. Tác dụng – Công dụng

Tính vị:

  • Lá dung: Vị ngọt, chua
  • Rễ dung: Tính mát, vị ngọt nhạt

Tác dụng:

  • Lá dung: Kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày, chữa tiêu chảy và đau bụng.
    • Rễ dung: Tiêu khát, làm săn, hạ sốt, giảm đau.

Công dụng của cây Dung

*Theo y học cổ truyền:

– Lá Dung được sử dụng rộng rãi trong dân gian để làm chè, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng và tiêu chảy.

– Ở Ấn Độ, vỏ cây Dung được sắc uống để chữa đau bụng, đau mắt, rửa vết loét, và điều trị rong kinh do cơ tử cung bị dãn, cũng như tiểu tiện ra dưỡng chấp.

– Ngoài ra, Nhân dân còn sử dụng cây Dung để nhuộm vải, tạo màu đỏ cho cánh kiến đỏ.

*Theo y học hiện đại:

– Cây Dung có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa, và kiểm soát các triệu chứng như đau, ợ hơi và khó chịu.

– Cao chiết từ cây Dung (trừ rễ) với cồn 50° có tác dụng ức chế thần kinh trung ương và làm giảm thân nhiệt.

– Vỏ cây Dung có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, nhóm vi khuẩn ruột và lỵ, đồng thời giảm tần số và cường độ co bóp tử cung ở một số loài động vật.

– Một phân đoạn chiết từ vỏ cây Dung có tác dụng chống co thắt dạ dày – ruột, có thể bị đối kháng bởi atropine.

– Đã phân lập được một glycosid từ cây Dung có tác dụng chống phân hủy fibrin.

– Nước sắc lá Dung ức chế trực khuẩn gram âm và tụ cầu khuẩn, giúp điều trị bỏng, làm lành vết bỏng nhiễm khuẩn và thúc đẩy da non mọc nhanh.

– Nước sắc và siro từ lá Dung có tác dụng chữa đau dạ dày do toan dịch vị.

– Nước sắc vỏ Dung có tác dụng rửa vết loét. Và được ứng dụng nhiều trong điều trị các vấn đề tiêu hóa, viêm nhiễm và các bệnh ngoài da.

*Cách dùng và liều lượng

Chè dung được dùng bằng cách hãm với nước nóng trong 10 – 15 phút trước khi uống.

Liều lượng khuyến nghị là 20 – 30 gram mỗi ngày.

Tránh sử dụng quá liều để hạn chế tác dụng phụ.

5. Một số bài thuốc từ cây Lá Dung

5.1 Chữa đau dạ dày:

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Cây dung giúp điều trị viêm dạ dày và cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau, ợ hơi, khó chịu.

Cách làm:

  • 120 gram lá cây dung
  • 40 gram mai mực sao vàng
  • 20 gram kê nội kim sao vàng
  • 60 gram hương phụ tứ chế
  • 40 gram nam mộc hương

Tất cả các vị thuốc trên phơi khô, tán thành bột mịn và cho vào lọ thủy tinh để dùng dần.

Cách dùng: Hòa tan 8 gram thuốc với nước ấm và uống lúc bụng đói, trước bữa ăn 1 tiếng.

Uống 2 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể hãm lá chè dung với nước uống mỗi ngày để kiểm soát triệu chứng đau dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của acid dịch vị.

Nước sắc từ cây lá dung chữa trị đau dạ dày

5.2 Bài thuốc trị rong kinh

Nguyên liệu: Vỏ cây dung tán thành bột mịn, trộn với đường.

Cách dùng: Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 gram.

Liệu trình: Duy trì trong 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả.

Nước sắc Lá Dung giúp chữa trị rong kinh ở phụ nữ

5.3 Chữa trị vết thương, bệnh ngoài da

Nguyên liệu: 20g lá Dung và 200ml nước.

Cách làm: Đun sôi lá Dung với nước cho đến khi còn khoảng 100ml.

Cách dùng:

Dung dịch có thể dùng để uống hoặc rửa vết thương.

Nếu cần, có thể đắp bã lá lên vết thương, nhưng cần chú ý vệ sinh để tránh nhiễm trùng.

Lưu ý, trước khi áp dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách sử dụng phù hợp.

Lá Dung còn trị vết thương, bệnh ngoài da

5.4 Chữa phụ nữ khi sinh bị ứ máu tử cung gây đau bụng:

Vỏ rễ nướng hơi cháy, giã nhỏ, sắc uống.

5.5 Giải cảm sốt, giải khát, chữa sốt rét cơn và đau lưng gối:

Thái nhỏ 10 – 20 g vỏ rễ khô, sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống 1 lần/ngày.

5.6 Chữa bệnh về da đầu:

Lá dung tươi đem giã nát, nấu với dầu, đắp lên vùng da đầu bị bệnh.

5.7 Chữa trị bỏng:

Rửa sạch vết bỏng, tẩm nước sắc lá dung vào băng gạc, đắp 1 lần/ngày.

6. Các nghiên cứu khoa học về cây lá Dung

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra nhiều tác dụng đáng chú ý của cây lá Dung:

– Hạ lipid máu và chống oxy hóa: Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ lá Dung có khả năng hạ lipid máu và chống oxy hóa, với cơ chế tương tự các thuốc điều trị tăng lipid máu hiện nay.

– Kháng khuẩn: Chiết xuất từ cây Dung có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.

– Tăng cường hormone sinh sản: Nghiên cứu trên chuột cái cho thấy chiết xuất từ cây Dung có khả năng kích thích tăng hormone FSH và LH, hai hormone quan trọng trong quá trình sinh sản. Đồng thời, buồng trứng của chuột cũng có sự phát triển mạnh mẽ, mở ra tiềm năng điều trị rối loạn sinh sản ở phụ nữ.

– Chống ung thư và giảm kích thước khối u: Chiết xuất từ cây Dung đã chứng minh tác dụng chống ung thư, giảm kích thước khối u và gia tăng tuổi thọ ở chuột ung thư.

– Điều trị tiêu chảy và giảm đau: Các nghiên cứu trên thỏ cho thấy cây Dung có tác dụng điều trị tiêu chảy, chống viêm và giảm đau.

Những nghiên cứu này mở ra triển vọng sử dụng cây Dung trong các lĩnh vực y học, đặc biệt là trong điều trị bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, sinh sản và ung thư.

Các nghiên cứu về lá Dung có ý nghĩa quan trọng đối với ngành y học

7. Những lưu ý khi sử dụng lá Dung:

– Không quá lạm dụng, nên Sử dụng đúng liều lượng,. Mỗi ngày chỉ nên dùng 20 – 30 gram lá Dung khô.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng để đảm bảo liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe.

– Sử dụng trong thời gian hợp lý, không quá lâu để tránh tác dụng phụ. Nếu có dấu hiệu bất thường, ngừng sử dụng và tham khảo bác sĩ.

– Tránh sử dụng khi có bệnh lý nghiêm trọng như bệnh gan, thận hoặc rối loạn tiêu hóa nặng.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

– Mua lá Dung từ cơ sở uy tín để tránh tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại.

Tóm lại, cây lá Dung là một vị thuốc nam phổ biến nhờ tính tiện lợi và dễ tiếp cận. Lá Dung không chỉ là một thức uống giải khát quen thuộc mà còn là dược liệu tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và khả năng trung hòa acid dạ dày, lá Dung giúp giảm triệu chứng khó chịu, làm lành niêm mạc dạ dày và giảm đau hiệu quả.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm từ cây Dung tại siêu thị hoặc các phòng khám. Việc sử dụng lá Dung có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần thực hiện cẩn thận và tuân thủ chỉ dẫn từ các chuyên gia y tế để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xãy ra./.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Có thể bạn quan tâm

Cây Thanh Táo – Vị Thuốc Chữa xương khớp hiệu quả

Ở Việt Nam, Thanh táo thường được sử dụng làm cây ngoại cảnh vì dễ …