Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Cần lưu ý những gì khi sử dụng cây mật gấu trong trị bệnh?

Cần lưu ý những gì khi sử dụng cây mật gấu trong trị bệnh?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây mật gấu còn có tên gọi là cây lá đắng. Đây là một trong những loại dược liệu có tên trong bảng thành phần của nhiều loại thuốc điều trị bệnh xương khớp, đái tháo đường, đau họng hay ho có đờm. Vậy trong quá trình sử dụng vị thuốc này cần lưu ý điều gì?

Cây mật gấu – dược liệu quý trong y học

Cây mật gấu – dược liệu quý trong y học

Tìm hiểu đặc điểm của cây mật gấu

Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, cây mật gấu là cây thuộc họ cúc, có tên khoa học là Gymnanthemum Amygdalinum. Ngoài hai cái tên trên thì dược liệu này còn được gọi là hoàn liên ô rô hay mã hố. Ở nước ta loài cây này chủ yếu phân bố ở vùng miền núi phía Bắc. Chẳng hạn như: Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu,…

Cây mật gấu có những đặc điểm nhận biết như sau:

  • Đây là loại cây thuộc thực vật thân thảo, mọc thành từng bụi nhỏ.
  • Chiều cao của cây lá đắng khoảng 2 – 5m. Thậm chí có thể lên đến 10m nếu chất lượng đất và điều kiện ánh sáng tốt.
  • Lá hình elip dài mọc so le với nhau, hai bên rìa lá có những mép răng cưa khá nhỏ. 
  • Thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa hoa của loài dược liệu này. Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm, có màu vàng nhạt hoặc trắng. Vị trí nở hoa nằm tại phần ngọn của các nhánh cây.
  • Kết thúc mùa hoa là khi cây bắt đầu đơn trái. Quả của cây lá đắng có hình trám, màu xanh nâu.

Một số bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh từ cây mật gấu

Bài thuốc điều trị bệnh tê thấp, rối loạn tiêu hóa

Để điều trị bệnh tê thấp, rối loạn tiêu hóa, người dân thường sử dụng rượu thuốc cây mật gấu. để có được loại rượu này bạn cần làm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 200g thân và rễ mật gấu tươi, 2 lít rượu nếp trắng cùng 1 chiếc bình ngâm rượu.
  • Trước hết bạn cần phơi hoặc sấy khô số dược liệu mật gấu đã chuẩn bị.
  • Tiếp đến cho toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bình, đậy kín và ngâm trong 15 ngày. Sau 15 ngày, nếu nước rượu đã chuyển sang màu vàng hoặc vàng sậm là có thể sử dụng. Nếu chưa bạn hãy chờ thêm một vài ngày để các hoạt chất trong dược liệu được chiết xuất ra ngoài nhé.

Bài thuốc thanh lọc, thải độc gan

Thanh lọc, thải độc gan là việc rất quan trọng ai cũng cần lưu tâm để bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Phương pháp thanh lọc, thải độc gan từ các nguyên liệu tự nhiên được ưa chuộng hơn nhiều. Để giải độc, làm mát gan từ loại thảo dược này bạn có thể làm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 100g rễ, thân hoặc lá mật gấu, 1.5 lít nước.
  • Rửa sạch số dược liệu đã chuẩn bị rồi cho vào nồi cùng số nước đã chuẩn bị. 
  • Tiếp đến đun nồi nước cho đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phút rồi tắt bếp.
  • Sử dụng nước thuốc để uống thay nước hàng ngày.

Bài thuốc điều trị viêm túi mật

Trong Đông y, đối với những bệnh nhân bị viêm túi mật, có thể điều trị với bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 35g mật gấu khô, 20g mộc thông, 10g chi tử và 8g nhân trần. 
  • Rửa sạch toàn bộ số nguyên liệu trên rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước sạch.
  • Đun nồi nước thuốc đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun tiếp thêm 20 phút thì dừng lại.
  • Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng thay cho nước uống hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Liều lượng sử dụng vị thuốc này như thế nào?

Cây mật gấu là một loại thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Tất cả các bộ phận của cây mật gấu từ rễ, thân đến lá đều mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể sắc từ loại dược liệu này để uống hàng ngày nhưng không dùng trong thời gian dài.

Tuy nhiên, không có bất cứ thứ gì sử dụng quá nhiều đều tốt. Và nước cây lá mật gấu cũng không ngoại lệ. Để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Bạn chỉ nên sử dụng không quá 20g lá mật gấu tươi để sắc nấu nước uống hàng ngày. Hãy sử dụng trong khoảng 2 tuần liên rồi ngưng 2 – 4 tuần sau đó hãy dùng tiếp.

Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, bên cạnh lưu ý về hàm lượng nên sử dụng mỗi ngày của loại dược liệu quý trên. Thì bạn cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Không sử dụng các vị thuốc có chứa cây lá đắng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Lá đắng có khả năng làm co bóp tử cung mạnh, có thể gây ra sẩy thai.
  • Loại dược liệu này không dành cho những người có tiền sử huyết áp thấp. 
  • Người đang trong quá trình điều trị bệnh cần ý hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu có thể, dù bạn là người khỏe mạnh cũng nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để biết cách sử dụng hiệu quả nhất. 
  • Cây mật gấu là loại dược liệu tự nhiên. Vậy nên, để thấy được hiệu quả rõ rệt bạn cần sử dụng đúng liệu trình trong thời gian dài.

Trên đây là những chia sẻ về những thông tin liên quan đến cây mật gấu. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này trong điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Cây Vảy tê tê: Vị thuốc trị ho ra máu, tiểu ra máu

Là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Cây Vảy tê tê …