Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Cách điều trị mụn cóc tại nhà theo mẹo dân gian

Cách điều trị mụn cóc tại nhà theo mẹo dân gian

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mụn cóc do virus HPV gây ra, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng cá nhân khi da bị trầy xước. Một số mẹo dân gian tại nhà có thể giúp thu nhỏ và làm xẹp mụn cóc. Hãy theo dõi bài viết sau để áp dụng hiệu quả.

Cách trị mụn cóc tại nhà với trái sung

Theo bác sĩ,  giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, có thể trị viêm, mẩn ngứa, mụn nhọt và lở loét ngoài da. Nhờ chứa các chất chống oxy hóa và kháng virus, nhựa quả sung giúp làm xẹp mụn cóc và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách trị mụn cóc tại nhà bằng quả sung rất đơn giản:

  • Chọn quả sung tươi, lấy nhựa bôi trực tiếp lên nốt mụn.
  • Chờ 40 phút rồi rửa sạch.
  • Thực hiện hàng ngày, chú ý che chắn cẩn thận, tránh để da bôi nhựa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

Lá tía tô, theo Đông y, có vị cay, tính ấm, giúp giải hàn, trị cảm mạo, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng. Lá tía tô chứa vitamin, khoáng chất, limonene và perillaldehyde, giúp ức chế vi khuẩn và virus gây mụn cóc. Dưới đây là ba cách trị mụn cóc bằng lá tía tô tại nhà:

Cách 1:

  • Làm sạch da và chườm mụn cóc bằng nước nóng.
  • Rửa sạch 2 lạng lá tía tô, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
  • Chấm nước cốt lên mụn, phần còn lại uống.
  • Đắp bã lá lên mụn, cố định bằng băng gạc qua đêm.
  • Rửa sạch vào sáng hôm sau. Thực hiện đều đặn trong hai tuần.

Cách 2: Lá tía tô và nha đam

  • Giã nhuyễn 2 lạng lá tía tô tươi.
  • Gọt vỏ và rửa sạch nhánh nha đam, giữ lại phần gel.
  • Trộn lá tía tô và gel nha đam, bôi hỗn hợp lên mụn và cố định bằng băng gạc.
  • Để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Cách 3: Lá tía tô và kem đánh răng

  • Rửa sạch 2 lạng lá tía tô với nước muối, giã hoặc xay nhuyễn.
  • Lọc bỏ bã, lấy nước cốt trộn với kem đánh răng hoặc vôi sống.
  • Đắp hỗn hợp lên mụn, cố định bằng băng gạc qua đêm.
  • Rửa sạch vào sáng hôm sau.

Trị mụn cóc bằng tỏi

Tỏi chứa Allicin, một loại kháng sinh thực vật có khả năng sát trùng và kháng viêm, giúp ngăn chặn mầm bệnh và hạn chế lây lan. Vì vậy, tỏi được sử dụng để hỗ trợ điều trị mụn cóc. Dưới đây là cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2-3 tép tỏi tươi, giã nát.
  • Đắp trực tiếp tỏi giã nát lên nốt mụn cóc.
  • Để yên trong 2-3 giờ rồi rửa sạch.
  • Thực hiện hàng ngày trong 3-4 tuần để thấy hiệu quả.

Trị mụn cóc tại nhà với lô hội

Lô hội (nha đam) có tính mát, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, làm dịu vết thương, chống viêm, giảm dị ứng và thúc đẩy quá trình hồi phục da. Dưới đây là cách dùng lô hội để trị mụn cóc:

  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để làm sạch và mềm mụn cóc, rồi lau khô.
  • Gọt bỏ lớp vỏ xanh của lô hội, rửa bớt nhớt và giữ lại phần gel.
  • Thoa trực tiếp phần gel lên mụn cóc, sau đó dùng gạc y tế băng cố định lại.
  • Giữ nguyên khoảng 3 giờ, tháo gạc và rửa sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần trong khoảng 4 tuần để thấy sự thuyên giảm.

Vỏ chuối xanh trị mụn cóc

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Vỏ chuối chứa nhiều dưỡng chất như vitamin C, E, kẽm, sắt, kali, mangan, lutein và carotenoids, giúp làm dịu da viêm, chống viêm, và làm mờ thâm sẹo. Cách sử dụng vỏ chuối xanh trị mụn cóc như sau:

  • Pha muối với nước ấm ở nhiệt độ vừa phải, ngâm phần da có mụn cóc khoảng 20 phút, thêm nước ấm để giữ nhiệt độ ổn định.
  • Dùng bàn chải hoặc đá mài loại bỏ bớt lớp da chết trên bề mặt mụn cóc, làm mềm và bớt sần sùi, rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Tách vỏ chuối xanh, xay nhuyễn và đắp lên mụn cóc, cố định bằng băng gạc và để qua đêm.

Trị mụn cóc bằng mầm khoai tây tươi

Sử dụng mầm khoai tây để trị mụn cóc là một phương pháp hiệu quả nhưng ít được biết đến. Cách dùng như sau:

  • Cắt lấy mầm hoặc khoai tây tươi, rửa sạch.
  • Chà xát lên vùng da bị mụn cóc nhiều lần trong ngày.
  • Thực hiện phương pháp này đều đặn và liên tục trong nhiều tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giấm táo trị mụn cóc

Giấm táo được sử dụng để trị mụn cóc nhờ chứa axit có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus, đốt cháy và phá hủy vùng da bị nhiễm trùng, đồng thời kích thích hệ miễn dịch chống lại virus gây ra mụn cóc. Cách dùng giấm táo trị mụn cóc:

  • Bôi giấm táo lên mụn cóc, bạn sẽ cảm thấy hơi xót, nhưng đây là hiện tượng bình thường do tính ăn mòn của giấm táo làm các nốt mụn xẹp dần.
  • Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả.

Nếu sau thời gian dài tình trạng mụn cóc không thay đổi hoặc thuyên giảm, bạn nên thử các phương pháp khác như thuốc bôi hoặc đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

ĐỊA PHU TỬ – VỊ THUỐC CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ VÀ BỆNH ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Địa phu tử (Kochia scoparia) là một loại thảo dược quý trong y học cổ …