Điều trị xơ gan cổ trướng bằng cây thuốc là phương pháp an toàn, hiệu quả, rẻ tiền. Hãy cùng tìm hiểu về xơ gan cổ trướng và cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng trong bài viết sau đây.
- Tìm hiểu một số bài thuốc đông y giúp điều trị táo bón hiệu quả
- Tìm hiểu công dụng và những bài thuốc đông y từ cây Chùm ngây
Xơ gan cổ trướng là gì?
Gan là cơ quan lớn trong cơ thể, có chức năng rất quan trọng: Loại bỏ độc tố, chuyển hóa thức ăn, dự trữ vitamin và các chất.
Do mắc các bệnh về gan không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan. Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của xơ gan, khi chức năng gan đã suy giảm nghiêm trọng và gần như không còn khả năng hồi phục.
Xơ gan cổ trướng là khi các tế bào gan đã bị tổn thương nặng, chức năng giải độc hầu như không còn, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển, cần phát hiện bệnh kịp thời và sử dụng phương pháp điều trị hợp lý.
Xơ gan uống lá cây gì?
Theo bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền hiện nay ngoài các phương pháp điều trị bằng tây y, xơ gan còn được điều trị bằng đông y. Chữa bệnh bằng đông y được coi là một phương pháp an toàn, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ mà hiệu quả mang lại tương đối cao. Vì thế cây thuốc ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi.
Bệnh nhân có thể sử dụng bài có thành phần thảo dược tự nhiên như: diệp hạ châu, cà gai leo, chạc chìu, cây nhội, nhân trần, chi tử, rễ cỏ tranh,…Tuy nhiên cần sử dụng kiên trì mới thấy được hiệu quả.
Một số cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng
Rễ cỏ tranh: Rễ cỏ tranh, vỏ cau, hạt cây mã đề, đỗ đen nghiền nhỏ. Sao tất cả đến khi khô, ngả vàng. Sắc đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp, uống lúc còn nóng. Mỗi ngày uống hai lần trước ăn.
Cây an xoa: Cây an xoa hay còn gọi là tổ kén cái, thâu kén lông. Hoa nhìn giống như con sâu róm. Mọc nhiều ở Hòa Bình, Bình Phước, Đồng Nai,… Dùng cả thân và lá phơi khô để làm thuốc. Cây an xoa có tính ấm, vị không đắng, có mùi thơm, dễ uống. Cây có tác dụng trị các bệnh về gan, rất tốt với người bệnh viêm gan B. Cách làm: Rửa sạch thân và lá khô, đem sắc với nước, uống. Có thể sắc chung với cây xạ đen để tăng hiệu quả điều trị.
Cây xạ đen: Hay được dùng trong bài thuốc chữa viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan cổ trướng,… Trong thân và lá xạ đen có chứa hợp chất flavonoid và saponin. Những chất này rất tốt đối với bệnh gan. Cây xạ đen hay dùng độc vị hoặc kết hợp với cây an xoa để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh gan.
Diệp hạ châu: Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn trong dân gian còn gọi là cây chó đẻ răng cưa, mọc hoang rất nhiều tại đồng ruộng Việt Nam. Hay dùng trong viêm gan B, C và xơ gan cổ trướng. Diệp hạ châu đã được Học Viện Quân Y đưa vào nghiên cứu, để bào chế thuốc hepamarin chữa bệnh gan. Diệp hạ châu có tính mát, lợi niệu, tốt cho gan thận. Diệp hạ châu hay được dùng để điều trị viêm gan B Cách dùng: phơi khô, đem sắc lấy nước uống hàng ngày. Có thể dùng cây tươi nhưng có mùi hăng và khó uống. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng vị thuốc này.
Cà gai leo: Còn gọi là cà gai dây, dây cà gai leo, cây cà bò. Cây có tác dụng giải độc gan, mát gan, được sử dụng trong cả tây y và đông y. Cà gai leo có tính ấm, vị the, có mùi thơm đặc trưng, không khó uống. Thân và rễ cà gai leo có chứa ancaloit và glycoalkaloid, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh gan. Cách dùng: lấy thân và rễ cà gai leo phơi khô, nấu nước uống. Có thể kết hợp thêm diệp hạ châu để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Củ mướp gai: Còn có tên gọi khác là củ móp gai, chóp gai, ráy gai. Là củ của cây rau móp. Phần thân cây phình to thành củ, đầy gai. Củ mướp gai có tác dụng tốt với người bệnh xơ gan, viêm gan B vì có chứa các thành phần axit ascorbic, polyphenol, vitamin, muối khoáng, olyphenol và axit ascorbic có tác dụng ngăn ngừa xơ hóa gan. Cách dùng: Sau khi thu lấy củ móp gai, gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng, đem phơi khô. Sắc nước uống mỗi ngày.
Xơ gan cổ trướng là biến chứng của xơ gan giai đoạn cuối. Điều trị bệnh bằng cây thuốc dân gian đang là phương pháp được quan tâm. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về xơ gan cổ trướng, hay về cây thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng.