Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Bệnh viêm đại tràng có những triệu chứng phổ biến nào?

Bệnh viêm đại tràng có những triệu chứng phổ biến nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Viêm đại tràng là một bệnh lý về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp: đau tức vùng bụng dưới, đại tiện bất thường, đầy hơi, chướng bụng,… gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Viêm đại tràng là bệnh gì?

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dại tràng (ruột già) là bộ phận trong hệ thống đường ruột, chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn từ ruột non xuống và thải ra ngoài. Bên cạnh đó, đại tràng hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã trước khi thải ra ngoài.

Đại tràng được chia ra hai đoạn là bên phải, bên trái với chức năng tiêu hóa riêng biệt:

  • Đại tràng phải: chịu trách nhiệm lưu giữ thức ăn, tạo điều kiện cho sự tái hấp thu được thực hiện.
  • Khi các chất dinh dưỡng từ ruột non đi vào manh tràng, 98% lượng nước được hấp thu cùng với các chất điện giải và các chất hòa tan. Tinh bột và chủ yếu là cellulose hầu như chưa được tiêu hóa, các vi khuẩn ưa acid sẽ dùng men cellulase phân hủy cellulose bằng hiện tượng lên men, chuyển thành glucose để cơ thể hấp thu.
  • Khi đến đại tràng trái: phần lớn thức ăn đã được tiêu hóa, còn lại chất bã trong đó có một số sợi cơ chưa được tiêu hóa hết, khi đó thành ruột tiết ra mucoprotein sẽ được các vi khuẩn phân hủy để thối rữa, hình thành phân để xuống đại tràng sigma, vào trực tràng gây phản xạ buồn đại tiện.

Bên cạnh đó, đại tràng còn được biết đến là nơi phát sinh là nhiều bệnh vì đại tràng là nơi hình thành và đào thải phân, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, trường hợp nhẹ chỉ khiến niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, trường hợp nặng có thể xuất hiện các vết loét, gây sung huyết và xuất huyết, có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

Viêm đại tràng cấp có thể gây các biến chứng: giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp sớm sẽ khiến lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, theo thời gian bị biến chứng thành viêm đại tràng mãn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng là do đâu?

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

Ngộ độc hay dị ứng thức ăn: Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh:

  • Ký sinh trùng: lỵ amip, giun đũa, giun tóc, giun kim
  • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao
  • Siêu vi Rotavirus phổ biến ở trẻ em
  • Nấm, thường gặp nhất là nấm Candida

Viêm loét đại-trực tràng do bệnh tự miễn

Viêm đại tràng do căng thẳng, táo bón kéo dài, lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn ruột, …

Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính:

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn triệu chứng viêm đại tràng cấp

  • Do lỵ amip: đau bụng thắt chặt từng cơn, liên tục buồn đại tiện, nhưng mỗi lần đi tiêu phân có máu và chất nhầy.
  • Do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng kèm máu có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu viêm đại tràng cấp do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được, gây mất nước và các chất điện giải, nếu không có biện pháp can thiệp rất dễ gây trụy tim mạch.
  • Nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau ở bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước có thể kèm máu và chất nhầy, người mệt mỏi, mất cân nhanh.

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

  • Thể tiêu lỏng và đau bụng: cảm giác đau bụng từng cơn, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 – 4 lần, đi nhiều vào buổi sáng nhất là lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong. Phân lần đầu có thể đặc, những lần sau phân lỏng, nhầy, cũng có thể nát hay phân sống. Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng dọc theo khung đại tràng, sau khi đi tiêu được thì mới hết đau bụng và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô và cứng, đau bụng thắt từng cơn, thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ.
  • Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, có thể kéo dài trong nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường bị đầy hơi.

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng?

Điều trị nội khoa:

  • Các loại thuốc kháng sinh được dùng để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng
  • Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn
  • Bổ sung nước và chất điện giải để không bị trụy tim mạch

Điều trị ngoại khoa:

  • Phẫu thuật can thiệp cắt bỏ đại tràng nếu tình trạng bệnh diễn tiến nặng và kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.
  • Viêm đại tràng do polyp, ung thư đại tràng, …

Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý

  • Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục mỗi ngày, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi bị táo bón: nên giảm hấp thu chất béo, tăng cường bổ sung chất xơ, không nên ăn nhiều cùng lúc mà nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Khi bị tiêu chảy: tránh cho thành ruột bị tổn thương bằng cách không ăn chất xơ, rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.
  • Không dùng các chất kích thích: cà phê, sô cô la, trà, …
  • Tránh dùng các sản phẩm từ sữa: trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành.
  • Không dùng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc tây y kháng viêm, giảm đau như: aspirin, ibuprofen, naproxen, voltaren, feldene… vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết đại tràng

Có thể bạn quan tâm

Có những loại Canxi nào và bổ sung như thế nào?

Canxi là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của xương và răng, có …