Khổ sâm, hay sâm đắng, là thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, được ví như “thần dược” hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày và tiêu hóa. Với đặc tính nổi bật, cây khổ sâm không chỉ mang giá trị dược liệu mà còn là giải pháp cho căn bệnh phổ biến ở nhiều người Việt Nam. Hãy cùng khám phá thêm về loại cây quý này nhé!
Hình ảnh cây Khổ sâm lá
1.Đặc điểm chung của khổ sâm
Loại cây: Khổ sâm có hai loại chính: khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ.
Tên gọi khác: Bắc bộ, cây cù đen.
Tên khoa học: Croton tonkinensis Gagnep, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
1.1. Mô tả thực vật
Khổ sâm lá là cây thân bụi nhỏ, cao từ 1 – 1,2m.
Lá: Lá khổ sâm có hình nhọn mũi mác, mọc đơn và cách nhau hoặc mọc thành vòng giả (3 – 6 lá). Mép lá nguyên, mặt dưới màu trắng bạc óng ánh, mặt trên màu xanh nhạt có ít lông. Kích thước lá dài 5 – 6 cm, rộng 2 – 3 cm.
Hoa: Hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.
Quả: Quả khổ sâm màu hơi đỏ, chia thành 3 mảnh vỏ.
Phạm vi phân bố: Khổ sâm mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam.
2.Bộ phận dùng làm thuốc:
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, Lá khổ sâm là bộ phận chủ yếu được sử dụng trong y học.
Thu hoạch: Lá được thu hái vào mùa xuân và thu, khi cây bắt đầu ra hoa. Lá có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Màu sắc: Sau khi phơi khô, mặt dưới của lá có màu trắng bạc, mặt trên chuyển sang màu nâu đen.
.
Khổ sâm lá đã phơi khô
3.Thành phần hóa học
Lá cây khổ sâm chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
Các hợp chất chính: Stigmasterol, flavonoid, β-sitosterol, alkaloid, acid benzoic, terpenoid, polyphenol, tanin.
Các hợp chất terpenoid: Các nhà khoa học đã phát hiện trong lá khổ sâm một số hợp chất terpenoid như: Ent-7β-hydroxyl-15-oxokauran-16-en-18-yl acetate, 14α-dihydroxy kauran-16-en-15-one, Ent-1α-acetoxy-7β, 4α-dihydroxy kauran-16-en-15-one, Ent-7β, Ent-18-acetoxy-7β.
Những thành phần này không chỉ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày, tiểu đường, mà còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm thuốc giúp cải thiện sức khỏe.
4.Tác dụng và công dụng
*Theo Đông y
Đặc tính: Khổ sâm có vị đắng, tính hàn.
Tác dụng: Khu phong, thanh nhiệt, táo thấp.
Lợi niệu, sát trùng.
Ứng dụng điều trị: Chữa các bệnh về đường tiêu hóa, đau dạ dày, chứng bạch đới, hoàng đản, tả lỵ, tiểu tiện khó, phong hủi, ngứa ngoài da, và nhiều bệnh lý khác.
*Theo y học hiện đại
Khổ sâm cho lá chứa nhiều hoạt chất có giá trị y học như flavonoid, alkaloid và các chất kháng sinh tự nhiên. Những thành phần này mang lại nhiều công dụng, bao gồm:
– Chống oxy hóa và chống viêm: Giúp giảm đau, chống dị ứng.
– Hỗ trợ hệ tim mạch:
Tăng lưu lượng máu động mạch vành, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.
Chống xơ vữa động mạch, hỗ trợ hạ lipid máu.
– Điều trị hô hấp:
Loại bỏ đờm, giảm triệu chứng hen suyễn.
Kháng khuẩn và kháng nấm:
– Nước sắc từ khổ sâm có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh lý do nấm ngoài da gây ra.
– Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Một số hoạt chất trong khổ sâm giúp ức chế tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh sốt rét Plasmodium falciparum.
Công dụng của khổ sâm được ứng dụng trong điều trị bệnh
Khổ sâm là một thảo dược quý giá, kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để mang lại nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe.
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Khổ sâm giúp cải thiện hệ tiêu hóa kém, điều trị chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, và kiết lỵ.
– Điều trị dạ dày và đại tràng: Hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày, viêm loét dạ dày, và viêm đại tràng mãn tính.
– Chăm sóc da: Được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, viêm da, vảy nến, và mụn.
– Hỗ trợ tim mạch: Giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, và bảo vệ sức khỏe động mạch vành.
– Phòng chống ung thư: Có khả năng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
5.Các bài thuốc chữa bệnh từ khổ sâm lá
Chữa đau dạ dày
Cách 1: Dùng 16–20g lá khổ sâm rửa sạch, sao vàng, sắc với nước uống hàng ngày.
Cách 2: Kết hợp 12g lá khổ sâm, 20g bồ công anh, 50g lá khôi sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml. Uống 2–3 lần/ngày trong 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục uống thêm 10 ngày.
Chữa đau bụng, đầy bụng, khó tiêu
Cách 1: Lấy 30g lá khổ sâm, dây ngấy hương, và 3 lát gừng, sắc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục 2 tuần.
Cách 2: Hãm 12–24g lá khổ sâm với nước sôi uống hàng ngày. Hoặc kết hợp khổ sâm, bồ công anh, nhân trần (12g mỗi vị), lá khôi và chút chít (10g mỗi vị), hãm nước uống.
Chữa viêm đại tràng
Dùng 20g khổ sâm sắc lấy khoảng 300ml nước, uống vào buổi sáng. Có thể kết hợp ăn với trứng gà và lá mơ lông.
Chữa kiết lỵ, đau bụng đi ngoài
Cách 1: Dùng khổ sâm và lá phèn đen mỗi thứ 1 nắm, sắc nước uống hàng ngày.
Cách 2: Kết hợp khổ sâm, lá mơ lông, cỏ sữa lá nhỏ mỗi vị 10g, sắc uống.
Chữa mẩn ngứa, viêm da
Dùng lá khổ sâm, kinh giới, lá trầu không, và lá đắng cay sắc nước xông ngoài da, sau đó tắm với nước này.
Chữa vảy nến
Kết hợp khổ sâm, huyền sâm, kim ngân hoa, sinh địa (15g mỗi vị), và quả ké (10g). Nghiền bột, làm viên hoàn, uống mỗi ngày 20–25g.
Chữa rối loạn nhịp tim
Khổ sâm, ích mẫu mỗi vị 30g, chích thảo 6g, sắc với 600ml nước, chia uống 3 lần/ngày.
Trị mụn, làm đẹp da
Giã nát lá khổ sâm tươi, thoa nước cốt lên da, giữ trong 10 phút rồi rửa sạch.
Kết hợp lá khổ sâm với dầu dừa để dưỡng da, giảm mụn, và làm mịn da.
Trị tiêu chảy ở trẻ em
Hái lá khổ sâm tươi, ngâm nước muối, chần sơ qua nước sôi, giã nhuyễn với vài hạt muối. Lọc lấy nước, cho trẻ uống hỗ trợ đường ruột.
6.Lưu ý khi sử dụng khổ sâm
– Những người mắc bệnh tỳ vị hư hàn và suy nhược cơ thể không nên sử dụng khổ sâm.
– Tránh dùng cho người suy nhược cơ thể, mệt mỏi hoặc làm việc quá sức.
– Cảnh báo về táo bón nặng: Nếu mắc táo bón nặng gây nhiễm trùng, mất nước cấp tính, cần đến cơ sở y tế để truyền dịch, tránh tình trạng nguy hiểm.
– Liều cao có thể gây tác dụng phụ: Dùng khổ sâm ở liều cao có thể gây buồn nôn, nhức đầu. Khi ngừng sử dụng, các triệu chứng này sẽ tự biến mất.
Cách xử lý đau bụng nhẹ: Nếu đau bụng nhẹ, có thể ngắt 9 lá hoặc ngọn khổ sâm non, rửa sạch, thêm một chút muối rồi nhai sống. Uống nước và nuốt cả bã sẽ giúp giảm tình trạng đau bụng và đi lỏng.
– Cảnh giác với các loại khổ sâm: Cần phân biệt rõ các loại khổ sâm, tránh nhầm lẫn:
+Khổ sâm cho hạt (hay còn gọi là sầu đâu cứt chuột): Quả giống hạt café, tác dụng giệt chuột, giun sán, và trị sốt rét. Chỉ sử dụng hạt.
+Khổ sâm rễ (còn gọi là dã hòe hoặc cây hoa hòe): Rễ được dùng trị giun và các bệnh viêm âm đạo, viêm tai giữa.
Kết luận:
Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Cây khổ sâm là một dược liệu quý, hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đầy bụng và khó tiêu. Với các thành phần như flavonoid, alkaloid, tanin, khổ sâm không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tim mạch.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần cảnh giác khi sử dụng khổ sâm vì có nhiều loại cây có tên gọi tương tự nhưng công dụng và thành phần hoàn toàn khác nhau. Hãy lựa chọn các cơ sở uy tín và tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, những người có cơ thể suy nhược, mệt mỏi hay các bệnh tỳ vị cần sử dụng khổ sâm theo chỉ dẫn để tránh tác dụng phụ không mong muốn../.
DsCKI.Nguyễn Quốc Trung