Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Ké hoa đào – Vị thuốc chữa đau nhức xương khớp, kiết lỵ an toàn

Ké hoa đào – Vị thuốc chữa đau nhức xương khớp, kiết lỵ an toàn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ké hoa đào, một loại cây thuốc tự nhiên phổ biến mọc hoang khắp nước ta, đã được biết đến với khả năng chữa trị hiệu quả nhiều bệnh thường gặp.Từ lâu đời, ké hoa đào đã được sử dụng trong chưa trị mụn nhọt, xương khớp, tiểu buốt, kiết lỵ, và các bệnh phụ nữ…

Hãy cùng tôi đi sâu hơn vào việc khám phá về tác dụng và đặc điểm của thảo dược này!

Hình ảnh cây Ké hoa đào

  1. Đặc điểm của dược liệu.

Tên gọi khác: Phan thiên hoa, bái cúc, dã mai hoa, dã đào hoa, nha khac mòn, tiêu phan thiên hoa, bái lương, niêm du tử, dã miên hoa,

Tên khoa học: Urena lobata L.  họ Malvaceae (Bông)

  • Mô tả thực vật:

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Ké hoa đào là cây thân thảo có chiều cao khoảng 1 mét, với các cành có nhiều lông mịn hình ngôi sao.

Lá của cây có gân hình chân vịt (từ 3-7 gân), mép lá có nhiều răng cưa và chia ra từng thùy. Đầu lá hơi nhọn, mặt trên lá có màu xanh, trong khi mặt dưới lá có màu tro nhạt với khá nhiều lông trên cả hai bề mặt.

Hoa của cây có màu hồng, mọc đơn lẻ hoặc thành đôi ở kẽ lá. Hoa thường xuất hiện từ mùa hạ đến mùa thu hàng năm, chủ yếu vào khoảng tháng 6 – 10.

Quả có hình cầu dẹt với nhiều lông, trên quả có nhiều gai hình móc xung quanh.

Hạt của cây ké hoa đào có bề mặt phủ lông ngắn và có vân dọc

1.2. Phân bố và sinh trưởng

Cây ké hoa đào mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta và cũng được tìm thấy ở các quốc gia khác như Trung Quốc, Malaysia và Philippines.

Ở Việt Nam, cây ké hoa đào phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, đặc biệt phổ biến tại các sườn đồi của

các tỉnh miền núi phía Tây Bắc. Loài cây này thường mọc hoang dại, có thể dễ dàng bắt gặp ở

nhiều vùng khác nhau trong cả nước.

2.Bộ phận được dùng làm thuốc:

Toàn cây, có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc khô.

Thu hái, chế biến: Cây ké hoa đào được thu hoạch tốt nhất vào các mùa hạ và mùa thu hàng năm.

Sau khi thu hái, cây ké hoa đào có thể được sử dụng trực tiếp ở dạng tươi hoặc được phơi khô để sử dụng sau này.

 3.Thành phần hóa học:

 Toàn cây có chưa các hoạt chất như: sterol, axit amin, mangiferin, hợp chất phenol

Vỏ cây, thu hái từ thân, chứa khoảng 6.87% lignin và 21.92% pentose

Hạt của cây chứa từ 13 – 14% tinh dầu.

Hoa và lá của cây Ké hoa đào

  1. Tác dụng – Công dụng:

* Theo y học hiện đại

Theo giảng viên tại trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Thử nghiệm in vitro về cao chiết ethanol từ rễ ké hoa đào, đặc biệt là dạng rễ tơ thủy canh, cho thấy khả

năng ức chế enzym α-glucosidase. Khi thực hiện thí nghiệm trên mô hình chuột bị đái tháo đường do alloxan gây ra, khả năng hạ đường huyết của rễ tơ thủy canh lại thấp hơn so với rễ tự nhiên.

Vì vậy, cần thêm các thực nghiệm và nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu quả hạ đường huyết từ rễ cây ké hoa đào, Điều này nhằm cung cấp bằng chứng về tác dụng hỗ trợ giúp trong việc chữa trị tiểu đường type 2 của dược liệu này.

*Theo y học cổ truyền

  • Theo Đông y, Ké hoa đào được coi là vị thuốc có tính mát, vị cay ngọt, và quy vào kinh tỳ và phế.
  • Tác dụng: Có tác dụng trừ phong, lợi thấp, thanh nhiệt và giải độc.
  • Chủ trị: Phong thấp đau nhức, cảm mạo, lỵ, bạch đới, khí hư, tiêu
  • thũng, thổ huyết, tiểu tiện khó, tiêu hóa kém, khí hư, bướu giáp.

Ở Ấn Độ, rễ cây này được sử dụng làm thuốc đắp ngoài da để trị tê thấp. Có thể sử dụng rễ cây này một mình hoặc kết hợp với các loại thuốc khác trong các trường hợp sau:

  • Chữa trị phong tê thấp, viêm đau nhức xương khớp, viêm họng,.
  • Chữa bệnh lỵ, viêm thận phù thũng, bướu cổ đơn thuần. bạch đới,
  • Chữa viêm ruột và các bệnh tiêu hóa kém, rong huyết. rong kinh,
  • Dùng ngoài để chữa vết thương sưng đau, mụn mủ, và chữa rắn cắn, viêm tuyến vú.

Chú ý khi sử dụng: Không nên sử dụng cây ké hoa đào cho phụ nữ có thai và người hư hàn.

  1. Một số bài thuốc được sử dung có Ké hoa đào

Theo y học cổ truyền, cây có vị hơi ngọt, tính lương, không có độc.

Thông thường được nhân dân lấy rễ và thân cây đêm sao vàng sắc uống để điều trị một số bệnh thường gặp, cụ thể như:

 5.1. Chữa cảm mạo

– Dùng 20 – 25 rễ cây ké hoa đào, sắc với 300ml nước.

– Đem rửa sạch toàn bộ rễ cây và để ráo sau đó cho vào ấm cùng 300ml nước, sắc khoảng 10 phút thì chắt lấy nước uống khi còn ấm. Nên uống liên tục  3 – 5 ngày.

5.2. Chữa ho ra máu

– Dùng lá non và búp ké hoa đào 30 – 60g và 60g thịt lợn nạc

– rửa sạch rồi thái nhỏ. lấy phần nạc, khoảng 60g cũng cắt thành miếng nhỏ tương tự dược liệu.

– Đem dược liệu và thịt lợn đều cần đem rửa sạch sau đó thái nhỏ, cho vào nồi hầm với 500ml nước trong 20 phút sau đó tắt bếp và ăn khi còn ấm. uống đến khi triệu chứng thuyên giảm

5.3. Chữa trị bệnh viêm họng:

Dùng rễ ké hoa đào 60g, đem sắc lấy nước uống để ngậm và súc miệng hàng ngày.

Có thể uống thêm nước sắc, liều lượng dùng nhiều ít còn tùy theo tình trạng bệnh.

5.4. Chữa trị bệnh bướu giáp:

Dùng thân và lá cây ké hoa đào khô 25g – 30g đun nước uống thay nước lọc hàng ngày.

53.5. Chữa trị bệnh kiết lỵ: 

Dùng 25g thân và rễ cây đem sao vàng hạ thổ, sắc với 1.5 lít nước uống cho ngày.

Uống liên tục từ 3 đến 4 ngày.

 Hoặc: 40g rễ ké hoa đào và 10g ba chẽ,

Đem rửa sạch cho vào ấm đun với 500ml nước lọc đến khi còn khoảng 300ml nước

Uống chia thành 2 lần uống/ngày.

5.6. Chữa đau xương khớp, phong thấp

– Chuẩn bị: rễ cây ké hoa đào 60g

– Đem rửa sạch, rồi sắc cùng 400ml nước lọc đến khi còn 200ml nước

Uống chia thành 2 lần uống/ngày, duy trì đến khi đau nhức thuyên giảm.

5.7. Chữa viêm thận, phù thũng

– Dùng rễ cây ké hoa đào 40g

– Đem rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm cùng 400ml nước lọc, sắc trong 20 phút .

Uống chia thành 2 lần uống/ngày, uống liên tục 7 – 10 ngày.

5.8. Chữa rong huyết

– Dùng ké hoa đào 40g; chỉ thiên, mần tưới, mã đề 10g mỗi vị:

– Đem dược liệu đem rửa sạch rồi cho vào ấm với 700ml nước lọc, sắc trong 30 phút

Uống: chia thành 2 lần uống/ngày, duy trì 3 – 5 ngày.

5.9. Chữa bạch đới 

– Dùng cành lá hoặc rễ ké hoa đào30g; bòng bong lá to, chua ngút 15g mỗi vị

– Dược liệu rửa sạch và sắc với 400ml đến khi còn 200ml

– Uống: chia thành 2 lần uống/ngày.

5.10. Chữa mụn, lở loét

– Lấy 1 nắm rễ cây ké hoa đào.

– rửa sạch rễ cây ké hoa đào rồi cho vào cối cùng chút nước lọc, giã nhuyễn sau đó vệ sinh sạch vết thương và đắp trực tiếp lên trong 10 – 15 phút. Làm 3 – 5 ngày/lần để tăng tốc độ làm lành vết thương. Lưu ý, không đắp trực tiếp lên vết thương hở để tránh nhiễm khuẩn.

5.11. Chữa trị bệnh tiểu buốt: Lấy 500g lá hà thủ ô trắng tươi, 500g lá ké hoa đào tươi đem cả 2 vị rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước uống, hòa thêm chút nước muối để uống trong một ngày. Thược hiện liên tục trong vòng 2 ngày.

 5.12. Chữa rắn cắn: lá ké hoa đào lượng vừa đủ, giã nát, băng đắp tại chỗ .

5.13. Chữa viêm tuyến vú: lá ké hoa đào, lá sài đất, lá bồ công anh mỗi vị 30g, tất cả rửa sạch, giã nát, đắp tại chỗ.

  1. Lưu ý:

– Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây ké hoa đào.

–  Ngoài ra, việc sử dụng cây này có thể gây tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc đặc trị hoặc kéo dài thời gian đông máu, và có thể gây ra dấu hiệu dị ứng.

Ké hoa đào, một loại cây thuốc phổ biến mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, đã được chứng minh có tác dụng chữa trị nhiều bệnh thường gặp một cách hiệu quả. Từ lâu đời, cây này đã được sử dụng trong điều trị mụn nhọt, các bệnh liên quan đến phụ nữ, xương khớp, kiết lỵ và tiểu buốt… Tuy nhiên, việc sử dụng cây ké hoa đào có thể gây tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc đặc trị hoặc kéo dài thời gian đông máu, và có thể gây ra dấu hiệu dị ứng. Do đó, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo rằng việc sử dụng cây ké hoa đào không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. ./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cây Vảy tê tê: Vị thuốc trị ho ra máu, tiểu ra máu

Là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Cây Vảy tê tê …