Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Thầy thuốc hướng dẫn cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đúng cách  

Thầy thuốc hướng dẫn cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đúng cách  

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc xương. Đối tượng trẻ sơ sinh cần được bổ sung vitamin D đúng cách giúp trẻ có hệ xương vững chắc.

Thầy thuốc hướng dẫn cách bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đúng cách  

Đối tượng trẻ có nguy cơ thiếu vitamin D

Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ một số đối tượng trẻ sơ sinh cần bổ sung và có nguy cơ cao thiếu vitamin D như sau:

  • Trẻ sinh non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.500g), trẻ không được tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời và trẻ không được bú mẹ, hoặc trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp do mẹ ít tiếp xúc với ánh nắng, bà mẹ có tình trạng thiếu hụt vitamin D nặng trong thời gian mang thai.
  • Trẻ sơ sinh ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều hoặc chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác. Trẻ em có chế độ ăn chủ yếu dựa vào rau và những loại hạt, không sử dụng sữa hoặc những thực phẩm có bổ sung vitamin D. Trẻ mắc những bệnh nhiễm khuẩn

Dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin D Còi xương ở trẻ là gì?

Những dấu hiệu về biến đổi xương có thể xuất hiện sau vài tháng thiếu vitamin D. Vì vậy trong quá trình chăm sóc con cha mẹ cần lưu ý thêm, trẻ có thể bị mềm xương trong vòng 2 tháng sau khi sinh.

Dấu hiệu sớm của thếu vitamin D:

  • Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích.
  • Ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh (mồ hôi trộm).
  • Trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy (dấu hiệu chiếu liếm).
  • Trẻ thường chậm phát triển thể lực, trương lực cơ giảm (cơ nhẽo), da xanh, lách to.

Dấu hiệu muộn của thếu vitamin D:

  • Chậm mọc răng và răng mọc không cân đối, chậm biết lẫy, bò, đi…
  • Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp.
  • Biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm, ấn lõm, trở lại bình thường khi nhấc tay ra (dấu hiệu quả bóng bàn), đầu bẹt.
  • Bướu xương sọ, thường ở vùng trán, vùng đỉnh.
  • Đầu xương cổ tay to, phì đại thành “vòng cổ tay”.
  • Chuỗi xương sườn và biến dạng lồng ngực, chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống
  • Có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Cách bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách

Còi xương là bệnh tiên phát ở trẻ nhỏ sẽ nhìn thấy cẳng chân bị biến dạng và chậm phát triển thể lực. Biến dạng xương ở thời kỳ thơ ấu có thể để lại di chứng cho thời kỳ trưởng thành, xương sống có thể bị gù, vẹo, hẹp khung chậu.

Dấu hiệu cận lâm sàng
Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì dấu hiệu chẩn đoán cận lâm sàng cần thông qua các xét nghiệm cơ bạn như:

  • Chụp X quang
  • Xét nghiệm sinh hoá: Nồng độ phốt pho giảm trong còi xương: 1,5-3,5 mg/dL (bình thường: 4,5-6,5 mg/dL).
  • Chỉ số tin cậy nhất là 25(OH) D huyết thanh.

Thầy thuốc chia sẻ cách bổ sung vitamin D3 cho trẻ

Bổ sung qua dược phẩm

Theo cập nhật từ tin tức y tế cho biết, Tổ chức Y tế và Viện hàn lâm nhi khoa khuyến cáo trẻ bú sữa mẹ toàn toàn hoặc một phần (uống kèm sữa công thức) cần được bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày, bắt đầu vài ngày sau sinh.

Đối với trẻ bú sữa công thức đủ 1 lít mỗi ngày thì không cần bổ sung vitamin D vì hầu hết sữa công thức đều chứa đủ 400 IU vitamin D/lít. Trường hợp bé bú không đủ 1 lít sữa công thức thì vẫn cần phải bổ sung 400 IU mỗi ngày. Sau một tuổi, nếu trẻ ăn uống da dạng thì không cần bổ sung thêm vitamin D nữa.

Bổ sung vitamin D qua thực phẩm

Bổ sung qua tắm nắng

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì khuyến cáo trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời một cách cố tình. Vì vậy, lời khuyên cho những bậc phụ huynh là nên cho trẻ chạy chơi ngoài trời một cách tự nhiên để giúp phát triển những kĩ năng vận động

Bổ sung qua thực phẩm

Có rất nhiều nguồn thực phẩm có thể cung cấp vitamin D tự nhiên như dầu cá (cá hồi, cá mòi, cá thu…), thịt nội tạng, lòng đỏ trứng gà, nấm, pho mai… Tuy nhiên, theo các thầy thuốc tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì nguồn thực phẩm này không phù hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi, và không phải lúc nào cũng có thể bổ sung một cách thường xuyên.

Tóm lại, trẻ có dấu hiệu còi xương, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dược sĩ, thầy thuốc hãy tham gia nhóm Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam  để được cập nhật thông tin về tư vấn bán thuốc, đơn thuốc hay, cách phối hợp thuốc hiệu quả!

Nguồn tham khảo Y khoa: Bệnh Viện Dinh Dưỡng, Bệnh Viện Nhi Đồng thành phố, Bệnh viện Vinmec.

Được thaythuoc.edu.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …