Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Cây bình vôi có công dụng chữa bệnh như thế nào?

Cây bình vôi có công dụng chữa bệnh như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây bình vôi là loài cây mọc leo dưới thân phát triển to, bám vào núi đá, có củ to với trọng lượng lớn. Thường được sử dụng làm cảnh và sử dụng như một vị thuốc trong Đông y.


Cây bình vôi có công dụng chữ bệnh như thế nào

Chuyên gia Y học cổ truyền cho biết: Cây bình vôi có da thân củ mầu nâu xù xì, lá hình khiên, chúng thường mọc so le, hình bầu dục hoặc có thể là hình tim hoặc hình tròn, đường kính lá từ 8-9cm cuống lá dài 5-8cm và hoa cây bình vối sẽ mọc thành tán. Quả bình vôi thường có màu đỏ tươi trong chứa một hạt hình móng ngựa

Thành phần hoá học của cây bình vôi

Theo các tài liều Y khoa của Việt Nam cho thấy: Từ năm 1940, nhà khoa học Bùi Đình Sang đã tìm ra hoạt chất quý trong củ bình vôi là Rotundin

Chế biến cây bình vôi như thế nào?

Rễ củ, thu hái vào mùa thu – đông (lúc này hàm lượng hoạt chất cao nhất), cạo sạch vỏ ngoài, thái lát, phơi trong râm cho khô. Có thể sử dụng dược liệu khô để chiết hoạt chất công dụng. Có nơi, người dân sử dụng rễ củ tươi sát hoặc giã nhỏ, ép lấy nước, rồi từ nước này chiết lấy hoạt chất.

Công dụng của cây bình vôi trong dược lý lâm sàng

Kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia y tế về công dụng của hoạt chất Rotundin trong củ bình vôi:

  • Rotundin rất ít độc:
  • Hoạt chất Rotundin có công dụng trấn kinh
  • Rotundin có công dụng bổ tim
  • Rotundin có công dụng an thần, gây ngủ, chống co quắp và hạ huyết áp.

Trong thời chiến, củ bình vôi được bộ đội Việt nam sử dụng nhiều có thể thay thế một số loại thuốc.

Thuốc Rotudin được bào chế cây bình vôi

Công dụng của củ bình vôi trong điều trị bệnh lý

Chia sẻ bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tổng hợp công dụng của bình vôi trong trị bệnh như sau:

  • Công dụng an thần, điều trị bệnh mất ngủ rất hiệu quả
  • Công dụng hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
  • Công dụng tăng cường tiêu hóa, rất tốt cho đối tượng bị đau bụng.
  • Công dụng điều trị ho, hen và một số bệnh về phế quản.
  • Công dụng tốt cho hệ thống tuần hoàn, tim mạch.
  • Công dụng điều trị bệnh huyết áp cao

Đối tượng sử dụng củ bình vôi:

Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được tham vấn y khoa, thông qua cách hỏi đáp bác sĩ hoặc trực tiếp thăm khám tại cơ sở y tế YHCT để được chẩn trị dùng thuốc đúng đối tượng như là:

  • Đối tượng thường xuyên bị mất ngủ kéo dài, đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không có hiệu quả
  • Đối tượng bệnh động kinh, co giật
  • Đối tượng bị suy giảm chức năng tiêu hóa, đi cầu phân sống
  • Đối tượng bị viêm phế quản mãn tính, ho hen.
  • Đối tượng bị bệnh về tim mạch sử dụng củ bình vôi rất tốt
  • Đối tượng có bệnh lý huyết áp cao

Phương pháp sử dụng củ bình vôi làm thuốc

Phương pháp sắc nước uống điều trị mất ngủ

  •  Dân gian sử dụng củ bình vôi phơi khô sắc nước uống để điều trị mất ngủ
  •  Liều lượng sử dụng: 6-10g sắc với 500ml nước, các bạn có thể sắc cạn còn 300ml chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Củ bình vôi khô

Phương pháp ngâm rượu củ bình vôi làm thuốc

  • Củ bình vôi khô:…….. 1Kg
  • Rượu trắng: ………….. 5 lít
  • Ngâm trong thời gian 20 ngày là sử dụng được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 ly nhỏ.

 Một số chứng bệnh khác có thể sử dụng bình vôi để trị bệnh như:

  • Trị suy nhược thần kinh, động kinh: bình vôi, câu đằng, thiên ma, viễn chí, đồng lượng 12g. Sắc uống, ngày một thang.
  • Trị mất ngủ do thần kinh căng thẳng: bình vôi, lạc tiên, vông nem, mỗi vị 12g, liên tâm 6g, cam thảo 6g, sắc uống, ngày một thang.
  • Trị đau dạ dày, loét dạ dày, hành tá tràng, lỵ: bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.
  • Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính: bình vôi, huyền sâm, cát cánh, mỗi vị 12g, trần bì 10g. Sắc uống, ngày một thang.

Thông tin về củ bình vôi tại webstie thaythuoc chỉ mang tính tham khảo! Không thay thế chỉ định, liều dùng cũng như khuyến cáo sử dụng củ bình vôi. Người bệnh không làm theo, khi phát hiện bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị!

Nguồn: Thầy thuốc tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: Điều trị và cách phòng ngừa bằng thảo dược

Trong thời gian gần đây, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang gia …