Danh mục
Trang chủ >> Khỏe Đẹp >> Tiết lộ cách đối phó với chứng tụt lợi

Tiết lộ cách đối phó với chứng tụt lợi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tụt lợi là biểu hiện của việc mất xi măng chân răng, mòn cổ răng, lộ ngà răng, gây tình trạng ê buốt và mất vẻ đẹp thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để đối phó với chứng tụt lợi?

Nguyên nhân nào gây ra chứng tụt lợi?

Nguyên nhân nào gây ra chứng tụt lợi?

Nguyên nhân nào gây ra chứng tụt lợi?

Tụt lợi là hiện tượng bờ lợi co về phía cuống răng làm hở chân răng. Tụt lợi không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ ở vùng răng phía trước mà còn khiến kẽ răng bị hở hay bị rắt thức ăn, lung lay nếu tiêu xương nhiều. Tụt lợi có thể do nguyên nhân gây nên như:

Nguyên nhân sang chấn

Nguyên nhân tụt lợi có thể là do chải răng không đúng cách làm sang chấn mòn lợi (lợi mỏng và thấp dần). Mặc dù chải răng quan trọng cho sự lành mạnh của lợi nhưng chải răng không đúng kỹ thuật gây mòn lợi.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan giữa tụt lợi và thói quen dùng bàn chải cứng. Sang chấn từ răng đối diện trong quá trình nhai cắn (sang chấn khớp cắn) có thể gây tụt lợi mặt ngoài.

Nguyên nhân bệnh lý

Tụt lợi do viêm quanh răng; sang chấn khớp cắn là yếu tố thuận lợi làm trầm trọng tụt lợi do tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.

Chứng tụt lợi gây ra hậu quả gì?

Lợi tụt làm cho bề mặt chân răng lộ ra nên dễ bị sâu chân răng. Chân răng lộ ra sẽ bị mòn khi chải răng làm lộ ngà răng, vì vậy răng ê buốt khi bị kích thích nóng lạnh, chua ngọt.

Chuyên trang tin tức Y Dược có cập nhật thông tin, khi tụt lợi vượt quá ranh giới lợi dính – niêm mạc tiền đình thì bờ lợi thường xuyên bị co kéo trong các hoạt động chức năng nhai, nói làm bong lợi khỏi bề mặt răng.

Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn và vi khuẩn tích tụ, nhất là co lợi ở vùng kẽ răng tạo mùi hôi miệng. Làm ảnh hưởng thẩm mỹ với nhóm răng phía trước.

Tụt lợi nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho các tổ chức xung quanh răng bị lỏng lẻo, răng bị tổn thương dẫn đến tiêu xương ổ răng và có thể gây mất răng.

Tiết lộ cách đối phó với chứng tụt lợi

Tiết lộ cách đối phó với chứng tụt lợi

Tiết lộ cách đối phó với chứng tụt lợi

Trong trường hợp sâu chân răng, giải pháp là hàn lỗ sâu chân răng, chải răng sau các bữa ăn để đề phòng sâu chân răng. Chân răng bị mòn lộ ngà răng bạn nên sử dụng các thuốc chải răng giảm ê buốt bán tại các phòng khám nha khoa.

Nếu sử dụng thuốc chải răng không hiệu quả thì cần tới bác sĩ để điều trị. Co lợi chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật ghép mô. Mô ghép có thể lấy từ vị trí lân cận răng tổn thương hoặc lấy từ vòm miệng.

Nguyên nhân của co lợi là viêm nhiễm và sang chấn nên cần đề phòng các bệnh viêm nhiễm quanh chân răng bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách: đánh răng 2 lần/ngày
  • Thời gian mỗi lần chải răng nên trong khoảng từ 3-5 phút, nên sử dụng bàn chải mềm để không xước lợi, những người có hàm răng đều có thể chải ngang còn những người răng mọc chen chúc thì nên chải dọc để làm sạch hết các kẽ răng.
  • Sau khi chải răng nên súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn để giảm số lượng vi khuẩn có trong miệng và các kẽ răng. Nếu có thức ăn dắt ở kẽ răng thì nên sử dụng chỉ nha khoa để lấy ra.
  • Thường xuyên lấy cao răng và khám răng miệng 6 tháng/1 lần để làm sạch cao răng và phát hiện sớm các bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, răng khôn lệch, các bệnh tủy răng và bệnh viêm quanh cuống.
  • Những người bị răng chen chúc nên chỉnh răng để đề phòng sang chấn khớp cắn và viêm lợi.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Bị lang beng bôi thuốc gì?

Lang beng là tên gọi dân gian cho bệnh nấm ngoài da. Bác sĩ sẽ …