Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Thầy thuốc Pasteur chia sẻ cách trị trĩ bằng cây thầu dầu

Thầy thuốc Pasteur chia sẻ cách trị trĩ bằng cây thầu dầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Lá thầu dầu được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ trong dân gian. Người bệnh khi áp dụng phương pháp trị trĩ từ lá thầu dầu cần thận trọng tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ là gì?

Thầy thuốc YHCT – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Bệnh trĩ là các bệnh thường gặp tại nước ta, với đặc điểm của bũi trĩhình thành khi các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phồng quá mức và tạo thành. Hiện nay có 3 loại trĩ phổ biến là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

5 bài thuốc trị bệnh trĩ từ thầu dầu

Thầy thuốc chia sẻ tại mục bài thuốc Đông Y một số cách trị trĩ hiệu quả được áp dụng rộng rãi trong dân gian từ lá thầu dầu như sau:

Bài 1: Sử dụng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp vào búi trĩ.

Sử dụng 5 lá thầu dầu tía + vài hạt muối tinh.

Rửa sạch lá thầu dầu tía rồi tiếp tục ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để đảm bảo lá được sạch, vớt và để ráo nước. Cho lá thầu dầu tía vào giã nát với muối tinh. Bệnh nhân vệ sinh sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước muối ấm pha loãng. Sau đó sử dụng hỗn hợp thầu dầu tía đã chuẩn bị đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ và hậu môn. Cần đảm bảo lá thầu dầu tía tiếp xúc trực tiếp được với búi trĩ. Sử dụng băng gạc (hoặc miếng vải mềm, sạch) cố định vết thương. Để khoảng 60 phút thì gỡ bỏ và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Làm ngày 1 – 2 lần, tốt nhất nên làm vào buổi tối. Làm liên tục sau 4 tuần sẽ thấy dấu hiệu bệnh trĩ suy giảm.

Hình ảnh cây thầu dầu

Bài 2: Trị trĩ bằng cách xông hơi, ngâm rửa hậu môn với nước lá thầu dầu tía

Sử dụng 150g lá thầu dầu tía + nửa thìa muối tinh.

Giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ cách dùng như sau: Bạn rửa sạch lá thầu dầu tía. Cho lá thầu dầu và muối vào đun với 1 lit nước sạch. Khi nồi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút để tinh dầu thầu dầu trong lá phai ra với nước. Bắc nồi nước lá thầu dầu xuống và xông hơi hậu môn và búi trĩ. Đến khi nước ấm, bệnh nhân tiếp tục ngâm hậu môn khoảng 20 – 30 phút và rửa lại một lần nữa.

Làm 1 lần/ngày. Kiên trì làm thường xuyên sẽ thấy cảm giác ngứa rát giảm đáng kể.

Bài 3: Sử dụng rau dừa cạn và thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Sử dụng 10 lá dầu cạn + 5 lá thầu dầu tía + muối tinh.

Rửa sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Sau đó đem ngâm với nước muối loãng để đảm bảo lá đã sạch.

Đem giã nát 2 loại lá trên rồi cho vào miếng vải mỏng chắt lấy nước cốt.

Sử dụng nước cốt lá thầu dầu tía và lá dừa cạn thu được đem bôi trực tiếp vào vùng hậu môn bị trĩ. Khi hậu môn khô thì bôi tiếp tục lần 2 và 3. Làm 1 – 2 lần/ngày.

Bài 4: Thầu dầu tía kết hợp với lá vông nem chữa trị bệnh trĩ

Sử dụng 3 lá thầu dầu tía + 3 lá vông + vài hạt muối tinh.

Rửa sạch lá thầu dầu tía và lá vông; tiếp tục ngâm nguyên liệu với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để đảm bảo lá được sạch, vớt và để ráo nước. Đem giã nát nguyên liệu với muối tinh. Sử dụng miếng vải mềm sạch gói nguyên liệu thu được, buộc kín miệng, sau đó đem hơ trên lửa cho nóng.

Sử dụng bọc nguyên liệu vừa hơ nóng đắp trực tiếp vào vùng hậu môn và búi trĩ. Cách làm này giúp làm giảm cảm giác ngứa rát, giảm phù nề hậu môn đồng thời làm teo búi trĩ rất hiệu quả. Kiên trì làm ngày 1 – 2 lần.

Bài thuốc trị trĩ từ thầu dầu

Bài 5: Hạt thầu dầu tía chữa trị bệnh trĩ

Sử dụng 9 hạt thầu dầu tía + 9 con học trò nước + dấm thanh.

Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm qua nước muối pha loãng rồi đem giã nhỏ giống các cách làm trên. Cho hỗn hợp thu được vào chảo, đảo đều với dấm thanh đến khi nóng già thì tắt bếp. Đổ nguyên liệu vào miếng vải mềm sạch, rồi đem đắp trực tiếp vào huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu. Bệnh nhân cần bỏ nguyên liệu ra khỏi đầu ngay lập tức nếu thấy búi trĩ đã co lên bởi nếu đắp quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Thầy thuốc lưu ý: Đối với bệnh nhân sức khỏe không tốt hoặc có tiền sử bệnh lý kèm theo nên thận trọng khi dùng bài thuốc. Tốt nhất người bệnh nên hỏi đáp y dược với bác sĩ trước và không tự ý áp dụng bài thuốc tại website thaythuoc.edu.vn.

Nguồn: Thaythuoc.edu.vn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Củ mài là củ gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củ mài là loại thực vật hoang dã phát triển ở vùng rừng núi phía …