Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Thầy thuốc hướng dẫn dùng thuốc gì cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

Thầy thuốc hướng dẫn dùng thuốc gì cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tay chân miệng là một nỗi lo của những bậc bố mẹ có con nhỏ. Hôm nay Thầy thuốc sẽ hướng dẫn bố mẹ dùng thuốc cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.

thay-thuoc-huong-dan-dung-thuoc-cho-tre-bi-benh-tay-chan-mieng

Thầy thuốc hướng dẫn dùng thuốc gì cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 là 2 loại virus tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ. Bệnh lây lan rất nhanh qua đường miệng, các chất tiết mũi miệng, phân hoặc qua bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên hai virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hoặc ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc trẻ.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh dễ tái phát và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị do nguyên nhân gây bệnh là các virus với 16 chủng khác nhau.

Có thể thấy, chỉ trong 10 năm trở lại đây, bệnh tay chân miệng bùng phát, lây lan thành dịch bệnh và gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Trẻ em bị tay chân miệng có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus. Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm tê liệt hoặc viêm não, có nguy cơ tử vong. Bố mẹ cần có kiến thức về bệnh tay chân miệng để phòng và điều trị đúng cách cho con, tránh những biến chứng đáng tiếc.

thay-thuoc-huong-dan-dung-thuoc-cho-tre-bi-benh-tay-chan-mieng-hieu-qua

Bệnh tay chân miệng có thể biến chứng sang viêm màng não virus

Trẻ bị tay chân miệng nên dùng thuốc gì?

Khi bố mẹ nhận thấy các triệu chứng của bệnh tay chân miệng như: phát ban ở các bộ phận miệng, môi, lợi, lưỡi, tay, chân và cả các vùng khác trên cơ thể, các nốt ban này sẽ thành dạng phỏng nước. Dần dần các nốt phỏng nước này vỡ ra có thể sẽ gây ngứa cho bé. Bố mẹ không được dùng cồn để sát khuẩn cho bé vì chúng sẽ gây đau rát, làm các vết lở loét lâu lành.

Bố mẹ cũng không nên vì quá lo lắng mà tự ý dùng bất kỳ loại thuốc gì bôi cho trẻ nếu chưa hỏi ý kiến của thầy thuốc Bôi thuốc không đúng cách có thể khiến cho các biểu hiện của bệnh tay chân miệng tạm thời bị lu mờ tưởng là đỡ bệnh, tuy nhiên các vết loét có thể bị tổn thương nặng hơn và khó điều trị hơn. Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, tốt nhất các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc bôi phù hợp nhất. Tùy vào tình trạng bệnh của bé, cũng như thể trạng, dị ứng thuốc… mà bác sĩ sẽ có thuốc thích hợp cho bé. Thông thường thì bé sẽ được chỉ định dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian và niêm mạc như zytee, kamistad khi da xuất hiện vết loét.

Cách chăm sóc khi trẻ bị tay chân miệng

Cách chăm sóc và vệ sinh cho bé có tác động rất lớn đến quá trình điều trị bệnh tay chân miệng của bé.

  • Bố mẹ cần rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, cho con ăn, cả sau khi tiếp xúc với trẻ và nhất là sau khi đi vệ sinh.
  • Bố mẹ rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi bé đi vệ sinh.

thay-thuoc-huong-dan-dung-thuoc-cho-tre-bi-tay-chan-mieng

Bố mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

  • Sử dụng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác để lau nhà, ngâm đồ, đồ chơi của trẻ
  • Nhiều mẹ vì thấy con bị bệnh tay chân miệng lại hạn chế tắm triệt để, tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bố mẹ không nên kiêng nước mà ngược lại phải tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng hạn chế nguy cơ bội nhiễm.
  • Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn dạng lỏng để bé dễ tiêu. Sau khi bé ăn xong bố mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Chúc các bé luôn khỏe vui và chóng lớn!

Vũ Giang – Thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Ngứa toàn thân từng cơn vào ban đêm, có phải dị ứng?

Ngứa toàn thân ban đêm là vấn đề phổ biến, khiến người bệnh khó chịu …