Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Thầy thuốc đông y chia sẻ những công dụng chữa bệnh từ Bạch quả

Thầy thuốc đông y chia sẻ những công dụng chữa bệnh từ Bạch quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bạch quả là dược liệu có vị ngọt, đắng, chát, tính bình. Qui vào kinh Phế và Thận. Nhờ đặc tính này, dược liệu có tác dụng định suyễn ho, liễm phế khí, súc tiểu tiện, cầm đái trọc.

Bạch quả được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Bạch quả được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Những dưỡng chất có trong Bạch quả

Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, trong cây Bạch quả chứa những bộ phận ứng với các thành phần hóa học quan trọng sau:

Phần nhân dược liệu chứa

  • 1.5% chất béo
  • 68% tinh bột
  • 5.3% protein
  • 1.57% tro
  • 6% đường.

Phần vỏ quả chứa

  • Ginkgolic axit
  • Bilobol
  • Ginnol.

Phần lá của dược liệu chứa

  • Hợp chất Flavonoic
  • Các Tecpen.

Theo chia sẻ của các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, các hợp chất favonoic là những hợp chất có lợi. Trong đó phần aglycon là một flavonol quan trong. Phần đường là rhamnose và glucoza.

Nhóm các tecpen bên trong lá dược liệu gồm có biloblit và ginkgolite có vị đắng. Ngoài hai hợp chất nêu trên, phần lá của dược liệu gồm còn chứa một số axit hữu cơ quan trong. Bao gồm: Parahydroxybenzoic, Hydroxykinurenic và Vanillic.

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch quả

Phụ nữ bị sa tử cung, khí hư bạch đới

Bạch quả 6 g, liên nhục 15 g, gạo tẻ 50 g, gà giò một con (làm sạch bỏ ruột). Đem bạch quả, liên nhục tán thành bột nhồi vào bụng gà rồi khâu lại, đặt trong nồi, cho gạo và nước vào hầm nhỏ lửa đến khi chín thêm mắm, muối, gia vị vừa ăn. Chia ra ăn hết trong ngày, mỗi tuần dùng từ một đến 2 lần.

Phụ nữ cơ thể suy nhược, khí hư bạch đới

Thịt gà 100 g, rượu trắng 30 ml, hạt sen (bỏ tâm) 10 g, bạch quả nhân 10 g, cho vào nồi nước hầm nhỏ lửa, thêm gia vị, mắm, muối vừa ăn. Chia ra ăn từ một đến 2 lần trong ngày.

Viêm đường tiết niệu cấp, sốt, tiểu rắt, buốt, nước tiểu đục

Bạch quả 6 g, ý dĩ nhân 30 g, đường phèn 15 g. Bạch quả, ý dĩ nấu nhừ, cho đường phèn vào khuấy tan. Chia 2 lần ăn trong ngày.

Viêm họng hạt, viêm mũi họng dị ứng, ung thư vùng mũi họng

Bạch quả (bỏ mầm hạt) 15 g, ngọc trúc 15 g, mạch môn đông 9 g, bắc sa sâm 15 g, hạnh nhân 15 g, thịt lợn nạc 60 g, gia vị liều lượng thích hợp. Ngọc trúc, mạch đông, sa sâm sắc lấy nước, bỏ bã, nấu với hạnh nhân, bạch quả và thịt lợn; 2 – 3 ngày ăn một lần.

Hen phế quản, lao phổi có ho suyễn

Bạch quả 10 hạt bóc bỏ vỏ cứng, thêm nước nấu chín, thêm mật ong khuấy đều. Mỗi tối ăn một lần.

Chữa lao phổi

Bạch quả thu hoạch vào mùa thu, ngâm trong dầu thảo mộc 100 ngày. Ngày ăn 3 lần, mỗi lần một quả, liên tục từ một đến 3 tháng.

Lưu ý: Để đề phòng ngộ độc, không nên dùng nhiều bạch quả mỗi lần, đặc biệt là trẻ em. Người bị ngộ độc bạch quả có thể thấy các triệu chứng nhức đầu, phát sốt, co rút gân, bứt rứt khó chịu, nôn mửa, khó thở. Khi đó phải lấy ngay 125 g cam thảo hoặc 63 g vỏ quả bạch quả sắc uống để giải độc.

Thầy thuốc Đông y khuyến cáo, tuy mang nhiều tác dụng hữu ích nhưng người bệnh không nên ăn nhiều. Bởi dược liệu có tính thu liễm quá mạnh. Chính vì thế, nếu ăn nhiều sẽ hay sinh chứng đầy tức khó chịu.

Có thể bạn quan tâm

Đậu rồng – Loại quả giàu dinh dưỡng và nhiều ích lợi cho sức khỏe

Đậu rồng, một loại quả giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng lợi cho …