Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Thầy thuốc bật mí cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng đúng cách

Thầy thuốc bật mí cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng đúng cách

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tai nạn bỏng khiến người bệnh rất đau đớn và để lại nhiều nguy cơ biến chứng phía sau. Bỏng do nhiệt, bỏng hóa chất, bỏng điện… đều có những lưu ý đặc biệt khi cấp cứu.

Thầy thuốc bật mí cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng đúng cách

Thầy thuốc bật mí cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng đúng cách

Theo các bác sĩ Tây y ở mỗi thể loại bỏng sẽ có một cách sơ cứu hoàn toàn khác nhau, vì thế hôm nay các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ bật mí cách sơ cứu từng loại bỏng chuẩn xác nhất.

Sơ cứu bỏng do nhiệt

Bỏng do nhiệt thường gặp bỏng do nước sôi, bỏng do hơi, do chạm phải vật nóng…trong cấp cứu việc đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi vùng gây bỏng, vùng nguy hiểm, nếu nạn nhân bất tỉnh cần kiểm tra hô hấp, tuần hoàn. Ở dạng bỏng này cần nhanh chóng làm mát vết bỏng bằng nước mát, nếu có thể để vùng bỏng dưới vòi nước ( áp lực nhẹ) chảy liên tục là tốt nhất. Không được dùng nước đá lạnh để làm mát vết bỏng vì nguy cơ tổn thương tổ chức, bỏng lạnh. Nếu có quần áo trên vết bỏng cần loại bỏ nên dùng thao tác cắt thay vì lột để tránh làm tổn thương thêm vết bỏng, tháo đồ trang sức trên vùng bỏng trước khi sưng nề không thể lấy ra được.

Đánh giá mức độ thương tổn về độ sâu, độ rộng, băng vết bỏng lại sau khi đã làm sạch vết bỏng, xử trí các thương tổn liên quan. Nhanh chóng di chuyển người bệnh tới trung tâm điều trị bỏng.

Sơ cứu bỏng do hóa chất

Bỏng do hóa chất thường gặp bỏng acid, bỏng kiềm phốt phát, bỏng vôi. Việc cần làm đầu tiên đó là nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm. Loại bỏ hóa chất trên người bằng cách tưới rửa bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối đẳng trương. Việc tưới rửa cần nhẹ nhàng, liên tục nhưng không chà xát . Nếu trên vết bỏng còn chứa dị vật không trôi đi khi tưới rửa như cặn vôi, bột… cần chú ý lấy ra làm sạch vết bỏng. Không nên dùng các dung dịch trung hòa tưới lên vết bỏng. Các chăm sóc khác tương tự với bỏng do nhiệt: Bỏ quần áo, trang sức vùng bỏng, chăm sóc vết bỏng băng lại bằng gạc, xử trí các tổn thương khác kèm theo.

Sơ cứu bỏng do khói hoặc hít phải khí độc thường gặp khi xảy ra hỏa hoạn

Sơ cứu bỏng do khói hoặc hít phải khí độc thường gặp khi xảy ra hỏa hoạn

Sơ cứu bỏng do khói hoặc hít phải khí độc

Theo các chuyên gia Hỏi đáp Y Dược, bỏng do khói hoặc hít phải khí độc có thể gặp bỏng do khói từ hỏa hoạn, khí CO và một vài hóa chất khác gây tổn thương trên và dưới thanh môn. Nạn nhân bị bỏng hô hấp sẽ gây khó thở, suy hô hấp.

Cần chú ý di chuyển người bệnh khỏi vùng ngộ độc tới vùng thoáng khí, hạn chế người vây quanh bên người. Nới rộng quần áo, lấy sạch dị vật ở mũi, miệng, ủ ấm cho nạn nhân. Không nên cho người bệnh uống nước nếu nạn nhân đang có khó thở để tránh nguy cơ sặc nước. Cho nạn nhân nằm tư thế đầu cao sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn do giúp gia tăng thể tích của lồng ngực.

Sơ cứu bỏng do điện

Bỏng điện với đặc điểm tổn thương sâu, luôn có triệu chứng rối loạn nhịp tim. Trong can thiệp cấp cứu cần lưu ý ngắt dòng điện trước khi động chạm di chuyển nạn nhân. Kiểm soát mạch, nhịp tim theo dõi phát hiện những bất ổn. Người bị điện giật thường có chấn thương khác kèm theo do nạn nhân thường bị té khi ngắt nguồn điện. Vì thế khi sơ cứu cần cẩn thận khi di chuyển, đặc biệt nếu có nghi ngờ chấn thương cột sống cổ, nên để phòng trường hợp có chấn thương cột sống cổ không phát hiện ra cần luôn nhớ cố định cổ nạn nhân trong suốt quá trình di chuyển. Nếu có gãy xương nên cố định gãy xương, giảm đau cho nạn nhân trước khi di chuyển.

Tất cả các tai nạn bỏng đều có thể để lại những biến chứng nguy hiểm và hậu quả rất khó lường, vì thế sau quá trình sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đến các trung tâm điều trị bỏng để điều trị và phục hồi.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Thuốc chống trầm cảm: Những lưu ý khi sử dụng

Sử dụng cả thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý là phương pháp …