Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Những lý do không nên dùng cà phê thường xuyên

Những lý do không nên dùng cà phê thường xuyên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cà phê được coi là loại thức uống khá phổ biến, nhờ các tác dụng rõ rệt cho sức khỏe nên cà phê có lượng tín đồ đông đảo nhất trên toàn thế giới.

Những lý do không nên dùng cà phê thường xuyên
Những lý do không nên dùng cà phê thường xuyên

Bên cạnh những mặt tích cực cà phê cũng đem lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nếu sử dụng quá liều. Ngoài vị đắng lúc đầu và ngọt dịu về sau, bên trong hạt cà phê bé nhỏ ấy còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn, bạn hãy cùng trang tin tức y dược khám phá.

Cà phê có tính gây nghiện cho người sử dụng thường xuyên

Hầu hết mọi người có thể an toàn khi sử dụng 400 miligam cà phê mỗi ngày (tương đương với khoảng 4 ly cà phê nhỏ). Nhưng không nên uống quá nhiều, sẽ gây hại. Giống như nicotin và nhiều chất kích thích khác, caffein là chất gây nghiện. Nghiện cà phê tới mức mà không có cà phê uống sẽ cảm thấy khó chịu, uể oải, bần thần, thậm chí mệt mỏi. Nhiều người trở nên nghiện cà phê bởi nhiều lý do, có người nghiện hương thơm quyến rũ, vị ngọt đắng, mộc mạc, nhẹ nhàng của cà phê, có người nghiện cà phê là do cà phê là thức uống thông dụng có mặt ở hầu hết ở các quán cà phê, nơi mà họ thường xuyên tụ tập bạn bè, gia đình, người thân, đối tác để trò chuyện hay bàn công việc. Có người nghiện cà phê bởi văn hóa của dân tộc, bởi môi trường sống xung quanh, đi khắp các ngõ ngách con hẻm hay đường làng Việt Nam, ta đều bắt gặp ly cà phê đen hay cà phê sữa đá. Nhưng một nhân tố gây nghiện quan trọng và khoa học nhất vẫn là cafein. Cafein chiếm khoảng 1-3%, phụ thuộc vào từng chủng loại cà phê, điều kiện khí hậu, hàm lượng cafein trong hạt Robusta cao nhất trong các loại hạt cà phê.

Bạn sẽ bị say cà phê khi sử dụng không đúng cách

Theo dược sỹ phòng khám tây y biểu hiện say cà phê có thể bắt gặp khi bạn uống cà phê đậm đặc khi đang đói. Cơ thể sẽ có cảm giác choáng váng, nôn nao, người nóng, tim đập nhanh, mặt có cảm giác đỏ và nóng, những tiếng động xung quanh vang hơn bình thường, hành động cũng chậm chạp hơn. Có người cho biết, say cà phê còn mệt hơn say rượu bởi cảm giác say kéo dài, sau giấc ngủ sâu cảm giác tỉnh táo cũng chưa thể trở lại ngay. Thành phần chính gây tác động kích thích của cà phê chính là cafein. Khoa học đã chứng minh cafein làm cho tuyến thượng thận giải phóng epinephrine (adrenaline) và norepinephrine (noradrenaline) – những hormone kích thích hoạt động của tế bào, đánh tan các cơn buồn ngủ và mệt mỏi, các phản ứng trong cơ thể được tăng tốc, sự tập trung được cải thiện.

Cà phê có tính gây nghiện cho người sử dụng thường xuyên
Cà phê có tính gây nghiện cho người sử dụng thường xuyên

Ngoài ra, cafein cũng giúp cải thiện tiêu hóa, lợi tiểu và có khả năng tăng cường các phản ứng loại bỏ cơn đau trong cơ thể. Với liều lượng thích hợp, cafein có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu lạm dụng, hoặc sử dụng cà phê quá đặc (quá lượng) vào thời điểm không thích hợp (uống lúc đói) sẽ dễ gây triệu chứng say cà phê. Hậu quả là tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất ra nội tiết tố, kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn, huyết áp vì thế mà tăng cao hơn, dẫn đến các triệu chứng căng thẳng thần kinh, đứng ngồi không yên, bồn chồn lo lắng, ù tai, chân tay run rẩy, thiếu tự chủ. Bên cạnh đó, cafein còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, lúc bụng đói sẽ gây tổn tương niêm mạc dạ dày khiến bạn bị say cà phê hoặc tạo cảm giác cồn cào ruột gan.

Cà phê là loại thức uống kén người sử dụng, không phải ai cũng nên dùng

Chất caffein trong cà phê làm tăng hàm lượng dopamine – chất truyền dẫn thần kinh có chức năng tạo cảm giác hưng phấn trong não, do đó, dùng cà phê thường xuyên sẽ gây cảm giác lo lắng, bồn chồn. Thói quen uống cà phê nhiều lần trong ngày, nếu xét về mặt dược lý, hoàn toàn không có lợi, thậm chí có hại.

Dùng cà phê thường xuyên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Dùng cà phê thường xuyên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Khi người mẹ uống cà phê, chất cafein có thể trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và hưởng đến sức khỏe của bé. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên uống cà phê bởi chất caffein sẽ thông qua máu và ngấm vào sữa, chất dinh dưỡng nuôi con. Từ đó, chất độc sẽ truyền cho con gây ức chế trẻ, làm trẻ say, đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Hơn nữa, thai phụ mang thai 3 tháng cuối nên tránh hoàn toàn cà phê để tránh trường hợp sinh khó vì thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn.

Còn những người đã bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị cồn cào, thậm chí đầy hơi hay ợ chua khi uống cà phê lúc bụng đói vì cà phê làm bài tiết dịch vị. Người bị rối loạn tâm thần nên tuyệt đối tránh xa cà phê để tránh nhiều phản ứng khó tiên liệu.

Nhìn chung cà phê là đồ uống phổ biến, Nếu biết sử dụng đúng cách thì sẽ mang lại hiệu quả tốt, còn nếu sử dụng quá liều lượng thì sẽ gây ra tác hại khó lường, tùy vào cơ thể của mỗi người. Để có một sức khỏe tốt, tránh lạm dụng cà phê thì trung bình mỗi ngày ta nên uống khoảng 2-3 ly vào buổi sáng và tối, buổi tối nên pha loãng hơn.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cortisol là gì và làm thế nào để điều chỉnh mức độ Cortisol?

Cortisol đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của cơ …