Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ cây sắn dây

Những bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả từ cây sắn dây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đông y cho rằng củ sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế và bàng quang, với công năng giải nhiệt, giải cơ.

Tìm hiểu về vị thuốc Đông y cây sắn dây

Theo Bác sĩ Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, cây sắn dây (Pueraria thomsoni) thuộc họ đậu (Fabacveae), còn gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát, bẳn mắm kéo (cách gọi của người Thái) và khau cát (Tày), Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10m. Rễ phình ra phát triển thành củ dài, to.

Theo Đông y, củ sắn dây vị ngọt, cay, tính bình; vào các kinh tỳ và vị. Tác dụng giải biểu thanh nhiệt, giải cơ thấu chẩn chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Trị cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều.

Hoa sắn dây gọi là cát hoa có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, tràng phong hạ huyết (đại tiện ra máu).

Bột sắn dây pha uống sống hay nấu chín làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, kiết lỵ ra máu.

Về thành phần dinh dưỡng, sắn dây có flavonoids (daizein, puerarin, formononetin,…); triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol…) và các hợp chất carbohydrate (tinh bột 10 – 14%, mannitol, pinitol) miroessterol, succinic acid, allantoin.

Những bài thuốc trị bệnh từ cây sắn dây

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết một số bài thuốc giúp hỗ trợ trị bệnh từ cây sắn dây như sau:

Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: Cát căn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa cảm mạo: Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: sài hồ 4g, cát căn 8 – 12g, khương hoạt, bạch chỉ, hoàng cầm, bạch thược mỗi thứ 4 – 8g, cam thảo 2g, cát cánh 4 – 8g, thạch cao 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả sắc nước uống.

Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.

Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván (sao)12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.

Trị cảm nắng đau đầu (khô mũi, tiểu vàng): Lấy bột sắn dây hòa trong ly nước pha thêm chanh, đường uống. Ngày uống 3 – 4 lần.

Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15 – 20g, sắc nước uống trong ngày.

Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.

Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500 ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.

Thanh nhiệt và bồi bổ dùng chè bông cau: Lấy đậu xanh cà vỡ, ngâm trong nước có chút muối ăn chừng 2 giờ; cho vào nồi khi nước đang sôi cho đến khi đậu xanh mềm, lấy bột sắn dây đã hòa tan trong nước vừa đổ vừa khuấy đều tay và cho tiếp đường cùng hương liệu vào để sôi thêm 2 phút nữa đến khi thấy chè trắng đục sánh là được. Mang ra ăn ngày 1 lần.

Trị viêm họng, viêm thanh quản cấp: Lấy dây cây sắn dây đốt tồn tính, tán bột uống chiêu với nước trắng. Ngày 2 lần.

Chữa kiết lỵ do nhiệt: Lấy một ít bột sắn dây cùng đường hòa tan trong nước, sau cho lên bếp khuấy chín đặc, mang ra ăn. Ngày 1 – 2 lần. Hay cát căn 30g, rau má 20g, giã nát vắt nước cốt uống trong ngày.

Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt (dùng trong bệnh ngoại cảm, sốt cao, đau gáy, sưng gáy): Mọi người có thể chọn 1 trong các cách dưới:

– Giải độc (làm cho sởi mọc hoàn toàn) dùng phương cát căn thang, gồm: cát căn 8g, thược dược 4g, ma hoàng 5g, sinh khương 5g, quế chi 4g, cam thảo 4g, đại táo 5g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Sinh tân chỉ khát dùng trong bệnh có sốt cao kèm theo khát nhiều, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, đau thượng vị dùng củ sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu những công dụng của bồ công anh đối với cơ thể

Bồ công anh, loại cỏ dại thường được dùng làm trà. Trong y học cổ …