Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Ăn nhầm hóa chất, bé trai 3 tháng tuổi nhập viện

Ăn nhầm hóa chất, bé trai 3 tháng tuổi nhập viện

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sự việc đau lòng xảy ra tại tỉnh Nghệ An, khi một bé trai bị ngộ độc vì ăn hóa chất thông rửa bồn cầu gói giống như túi vitamin C thường ăn.

uong-nham-hoa-chat

Bé trai ngộ độc thuốc tẩy bồn cầu (Bệnh viện cung cấp)

Theo mục Tin tức Y Dược, ngay sau khi phát việc ra sự việc, bệnh nhi được phụ huynh đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trong tình trạng nôn nhiều. Vùng  miệng của bé bị bỏng nước, họng đau và có biểu hiện khó thở. Bé được các bác sĩ tiêm kháng sinh, truyền nước biển và kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến thực quản. Hiện nay, tình trạng sức khỏe của bé trai đã dần ổn định.

Phụ huynh phải làm gì khi trẻ ăn nhầm hóa chất?

Theo các chuyên gia, các loại hóa chát trẻ dễ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu, chất diệt cỏ, dung dịch cọ rửa, axít… Biểu hiện của trẻ uống nhầm hóa chất là: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất… Không chỉ vậy, trẻ có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt vì đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Tùy thuộc vào loại hóa chất, nồng độ, thời gian và liều lượng mà trẻ nuốt hoặc ăn phải mà có những biến chứng khác nhau. Trong các trường hợp như vậy, phụ huynh phải hết sức bình tĩnh để xử lý tình huống một cách hiệu quả nhất.

Việc đầu tiên khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn là phải sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu. Phụ huynh cần nhanh chóng quan sát xem con mình đã uống nhầm hóa chất gì. Đây là việc rất quan trọng trong xử lý ban đầu cũng như cung cấp thông tin cho bác sĩ khi bé nhập viện.

  • Nếu chất uống nhầm là hóa chất không bay hơi: Khi phát hiện hãy giúp bé nôn hết ra những chất đã nuốt phải. Phụ huynh dùng một miếng vải nhỏ bọc đầu ngón tay đặt nhẹ vào nửa bên trong của lưỡi, kích thích cho bé nôn. Sau khi nôn, nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
  • Nếu chất uống nhầm là hóa chất không bay hơi (nước rửa sơn móng tay, xăng dầu): Không nên để trẻ nôn hết ra vì khi nôn có thể khiến hơi của hóa chất tác động xấu đến bé. Tình huống này thì phụ huynh phải đưa bé vào viện cấp cứu gấp, không nên mất thời gian tìm cách sơ cứu ban đầu vì trong tình huống này phải vào viện mới có đủ những phương tiện cần thiết để giúp bé.

Lời khuyên của các chuyên gia y tế

Giải đáp trong mục Hỏi đáp Y Dược, các bác sỹ khuyên phụ huynh “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bằng những cách như sau:

  • Để các loại thuốc, hóa chất tránh xa tầm tay của các em nhỏ đặc biệt là những chất có độc tính cao như dung môi pha sơn, hóa chất diệt côn trùng… Hãy cất chúng trong hộp riêng, có khóa hoặc để trên cao để trẻ em không lấy được.
  • Tuyệt đối không đựng các hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống và ngược lại, không đựng đồ uống vào chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất.
  • Trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại, tuyệt đối không để bất cứ loại hóa chất độc hại nào. Các bé lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo không nên để tự chơi một mình mà cần có người lớn hoặc anh chị lớn quan sát và chăm sóc trong quá trình vui chơi.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …