Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hoa sen

Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hoa sen

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sen là một loại hoa được trồng khá nhiều ở nước ta, tuy nhiên ít ai ngờ rằng sen còn được xem là một loại thảo dược đặc biệt với vô số công dụng chữa bệnh hữu ích.

Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hoa sen

Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hoa sen

Thông tin cần biết về cây Hoa sen

Sen hay còn được gọi với tên khác là liên hay quỳ, có tên khoa học là Nelumbo nuciera Gaertn. Trong Đông y, sen được xem là một vị thuốc quý, đây là một loại cây mọc dưới nước, thân rễ hình trụ mọc ở trong bùn thường gọi là ngó sen hay ngẫu tiết, ăn được, lá còn gọi là liên diệp mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên, to, đường kính 60-70cm có gân toả tròn. Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều lưỡng tính. Đài 3-5, màu lục, tràng gồm nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, bao phấn 2 ô, nứt theo một kẽ dọc. Trung đói mọc dài ra thành một phần hình trắng thường gọi là gạo sen dùng để ướp chè. nhiều lá noãn dời nhau đựng trong một đế hoa loe ra thành hình nón ngược gọi là gương sen hay liên phòng. Mỗi lá noãn có 1-3 tiểu noãn. Quả chứa hạt gọi là liên nhục không nội nhũ. Hai lá mầm dày. Chồi mầm còn gọi là liên tâm gồm 4 lá non gập vào phía trong.

Một vài thành phần hóa học có trong cây hoa sen

Theo chia sẻ của dược sĩ Trường Thị Thanh Nga hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây hoa sen có chứa một số thành phần hóa học như:

  • Ngó Sen chứa 70 % tinh bột, 8% arginin, asparagin, trigonellin, tyrosinglucose, vitamin A, C, B, PP, tinh bột và một ít tanin.
  • Gương Sen có 4,9% chất đạm, 0,6 % chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ vitamin C 0,017 %.
  • Tâm Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% – 1,06%, như isoliensinine, liensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; còn có nuciferin, bisclaurin (alcaloid) và betus (base hữu cơ).
  • Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2 % chất béo và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064 %, với các chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.
  • Tua nhị Sen có tanin. – Lá Sen có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 0,21%-0,51%, có tới 15 alcaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%; còn roemerin coclaurin, dl-armepavin, anonain, O-nornuciferin liriodnin, pronuciferin, còn các acid hữu cơ, tan vitamin C.

Tác dụng dược lý của cây hoa sen

Lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, trên lâm sàng hiện nay, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, xơ vữa động mạch, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.

Ứng dụng cây Hoa sen vào một số bài thuốc chữa bệnh

Sen thường mọc hoang và được trồng khắp vùng miền ở nước ta

Sen thường mọc hoang và được trồng khắp vùng miền ở nước ta

  1. Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng : Táo nhân 10 g, viễn trí 10 g, liên tử 10g, phục thần 10g, phục linh 10 g. Hoàng kỳ 10g, đảng sâm 10g, trần bì 5 g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước uống ngày một thang.
  2. Chữa tiêu chảy mãn tính: Liên nhục 12g, đảng sâm 12 g, hoàng liên 5 g. Các vị sắc lấy nước uống hoặc tán bột uống mỗi ngày 10 g.
  3. Chán ăn do suy nhược: Hạt sen 100 g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy với hạt sen, dùng trong ngày.
  4. Chữa mất ngủ do tâm hỏa vượng: Bài Táo nhân thang, gồm táo nhân 10g, viễn trí 10 g, liên tử 10g, phục thần 10g, phục linh 10g, hoàng kỳ 10g, đảng sâm 10g, trần bì 5g, cam thảo 4g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.
  5. Chữa di tinh, hoạt tinh, di niệu: Bài Cố tinh hoàn, gồm liên nhục 2 kg, liên tu 1kg, hoài sơn 2 kg, sừng nai 1kg, khiếm thực 0,5kg, kim anh 0,5 kg. Các vị tán mịn thành bột, riêng kim anh nấu cao, làm thành viên hoàn, ngày uống 10g – 20 g.
  6. Chữa sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: Tứ sinh thang, gồm sinh địa tươi 24 g, trắc bá diệp tươi 12g, lá sen tươi 12g, ngải cứu tươi 8 g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
  7. Trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: Đây là công dụng mới được phát hiện của lá sen. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen, song có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.
  8. Khó ngủ, hay hồi hộp, huyết áp cao: Lấy từ 1,5g – 3g tâm sen pha trà uống. Cách khác, lấy lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống hoặc lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống.
  9. Trị chứng hồi hộp, mất ngủ, đau tim (canh hạt sen, tim heo): – Thành phần: 60 g hạt sen, 1 cái tim heo, 40g phòng đảng sâm. – Cách chế biến: thái mỏng tim heo. Hạt sen đem bóc bỏ vỏ ngoài và tim bên trong. Dùng rượu rửa sạch phòng đản sâm, rồi thái khúc. Cho tất cả vào nồi cùng với 6 chén nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi, để sôi trong 10 phút, hạ lửa nhỏ, nấu tiếp 2 giờ nữa thì dùng được
  10. Người nóng, nổi nhọt: Hoa sen tươi 50g hoặc 30 g loại khô, đường phèn 20g đem sắc uống thay trà thường xuyên, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ.
  11. Tiêu chảy, kiết lỵ: Sen nguyên cọng chừng 60 g, hai muỗng đường trắng. Cọng sen rửa sạch, sắc uống kèm với đường.
  12. Chán ăn do suy nhược: Hạt sen 100 g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy với hạt sen, dùng trong ngày.
  13. Trị rôm sảy, ghẻ lở: Lá sen tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn.
  14. Tuổi già hay uể oải trong người: Củ sen tươi 100 g nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều.
  15. Băng huyết, chảy máu cam, tiêu tiểu ra máu: Lá sen tươi 40g, rau má 12g. Sao vàng, thái nhỏ hai vị này, sắc với 400ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Cách khác, lấy 10 ngó sen, giã nát lấy nước, thêm ít đường đỏ, đun lên uống ngày hai lần sáng và tối. Trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa có thể lấy nước ngó sen và nước ép củ cải, mỗi thứ 20ml, trộn đều uống ngày hai lần, liên tục trong nhiều ngày.
  16. Giun kim: Hạt sen 50g, hạt hướng dương 30 g, hạt bí đỏ bỏ vỏ 30g, hạt cau 12g, đường phèn 20g. Xay nhỏ bốn loại hạt này rồi cho vào nồi nước 250 ml, đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày ba lần, ăn trong năm ngày.
  17. Máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20g – 30g tán nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
  18. Sốt xuất huyết: Lá sen 40 g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50g – 60g.
  19. Chữa băng huyết: Ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng, mỗi vị 8 g; bách thảo sương 6g. Sắc uống ngày một thang.
  20. Chữa nôn: Lấy 30g ngó sen sống, 3 g gừng sống, giã nát cả hai thứ vắt lấy nước, chia làm hai lần uống trong ngày.
  21. Chữa ho ra máu: Ngó sen 20g, bách hợp hoặc lá trắc bá 20 g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  22. Trị nôn ra máu: Lá sen 15g, ngó sen 15 g, cỏ nhọ nồi 20g. Cho các vị vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày.
  23. Chữa tiểu tiện ra máu: Ngó sen 12g, sinh địa 20 g, hoạt thạch 16g; tiểu kê, mộc thông, bồ hoàng, đạm trúc diệp, sơn chi tử, mỗi vị 12g; chích cam thảo, đương quy, mỗi vị 6g. Sắc uống trong ngày.
  24. Chữa mất ngủ: Lá sen sắc đặc pha chút đường, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ sẽ ngủ ngon.
  25. Trị viêm mũi, ngạt mũi lâu ngày: Cánh hoa sen thái chỉ phơi khô 100 g, bạch chỉ 100g. Tất cả tán mịn, cuốn giấy như cuốn thuốc, hút phả khói ra mũi liên tục trong vòng 1 tuần.
  26. Chữa đái tháo đường: Tâm sen 8 g; thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  27. Trị chảy máu cam: Ngó sen rửa sạch, giã vắt nước cốt uống, nhỏ vài giọt vào mũi.
  28. Trị trẻ biếng ăn, người lớn suy nhược, ăn kém: Hạt sen 100 g, đậu ván trắng 10g, trần bì 12g, mầm lúa 30g. Tất cả sao qua, tán mịn, ngày uống 3 lần mỗi lần 100g, uống với nước cơm.
  29. Trà sen: -Thành phần: 400g nhụy sen, 300 g hạt sen và 400g cúc hoa. – Cách làm: nhụy sen đem phơi hoặc sấy khô. Hạt sen đem ngâm nước nóng, bóc sạch vỏ ngoài và bỏ tim bên trong, sấy khô sao vàng. Cúc hoa phơi khô trong mát (hoặc sấy). Đem cả 3 loại trên sao vàng cho bốc mùi thơm, để nguội, cho vào lọ đậy kín, để dành dùng uống như trà. Loại trà này giúp cho ăn, ngủ rất tốt.
  30. Trị đau lưng, mệt mỏi: Nhụy sen 4g, cam thảo 6 g. Tất cả cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, uống trước khi đi ngủ.

Một số lưu ý khi sử dụng Hoa sen trong chữa bệnh

Ngoài những lợi ích mà hoa sen mang lại thì các giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc một số lưu ý rằng: Đối với phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ khi đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen. Trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ , tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.

Có thể bạn quan tâm

Củ mài là củ gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củ mài là loại thực vật hoang dã phát triển ở vùng rừng núi phía …