Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Một số bài thuốc đông y hỗ trợ trị bệnh từ cây lá đắng

Một số bài thuốc đông y hỗ trợ trị bệnh từ cây lá đắng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây lá đắng là một loài cây thuộc họ nhân sâm được sử dụng hiệu quả trong bài thuốc đông y. Cùng tìm hiểu các bài thuốc điều trị bệnh hiệu từ lá đắng thông qua bài viết dưới đây

Một số bài thuốc đông y hỗ trợ trị bệnh từ cây lá đắng

Các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay cây lá đắng tên khác là cây chân chim, sâm nam, lá lằng thuộc họ nhân sâm, cây mọc hoang ở ven rừng, đồi núi có có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương. La đắng được sử dụng như một gia vị cho vào canh, ngoài ra còn giúp người bệnh giải nhiệt, ăn mát, nhuận gan, kích thích hệ tiêu hóa

Bài thuốc giúp chữa cước khí chân sưng đau

Chuẩn bị nguyên liệu gồm vỏ lá đắng, hạt cau, lõi cây thông, hạt tía tô, hương phụ, chỉ xác, ké đầu ngựa mỗi vị từ 8 đến16g

Sau khi đã chuẩn bị đủ các vị thuốc chúng ta hãy thái nhỏ tất cả dược liệu rồi sắc với 0.4l nước, đun cho tới khi còn lại 0.1l thì dừng lại, chia bài thuốc thành 2 lần và uống trong ngày

Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh

Chuẩn bị nguyên liệu gồm bột mịn vỏ lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g cho một viên

Nên dùng liều tối đa an toàn cho 1 lần sử dụng là 30 viên và một ngày 80 viên

Một số bài thuốc đông y hỗ trợ trị bệnh từ cây lá đắng

Bài thuốc giúp chữa tê thấp đau mỏi

Chuẩn bị nguyên liệu gồm vỏ cây lá đắng 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg

Thái nhỏ tất cả dược liệu, phơi khô, nấu với nước cho tới khi còn lại 0.2l cao lỏng. Sau đó hòa 0.2l rượu và 0.1l sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm, người bệnh  mỗi ngày dùng 50ml và nên chia 2 lần uống

Bài thuốc dùng ngoài để chữa gãy xương

Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá hoặc vỏ cây lá đắng khoảng 30g cùng với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g và củ nghệ đen khoảng 20g

Chuẩn bị các nguyên liệu để tươi rồi rửa sạch sau đó giã nát và tẩm với rượu 30độ cho xâm xấp sau đó sao nóng lên rồi đắp lên vùng bị thương, tuy nhiên để cố định thuốc hay dùng dùng băng nẹp tre để cố định lại.

Có thể bạn quan tâm

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: Điều trị và cách phòng ngừa bằng thảo dược

Trong thời gian gần đây, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang gia …