Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Khi nào cần tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ?

Khi nào cần tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) cho trẻ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hồi sức tim phổi CPR là sự kết hợp của ấn ngực và hô hấp nhân tạo để phục hồi lượng máu giàu oxy tới não bệnh nhân. Đây là kỹ thuật được thực hiện trong các trường hợp hồi sức cấp cứu do tai nạn

Hồi sức tim phổi là gì? Khi nào cần tiến hành hồi sức tim phổi cho trẻ?

Hồi sức tim phổi (CPR) là một thủ thuật khẩn cấp, kết hợp giữa ấn ngực và thông khí nhân tạo mục đích để hồi phục lượng máu giàu oxy lên não của bệnh nhân, từ đó bảo tồn chức năng não của bệnh nhân được nguyên vẹn cho đến khi các biện pháp tiếp theo được thực hiện.

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ngừng tim, ngừng thở ở trẻ em thường là hậu quả của chấn thương mạnh, một số bệnh lý hoặc bệnh tim bẩm sinh. Trẻ cũng có thể ngừng tim, ngừng thở do đuối nước, ngạt thở, giật điện, ngộ độc, sốc phản vệ…

Kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR được bắt đầu càng sớm càng tốt để khả năng phục hồi của trẻ được tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kỹ thuật này, cần xác định thời điểm tiến hành phù hợp. CPR chỉ được thực hiện khi bệnh nhân không thở được hoặc máu lưu thông không đầy đủ. Thời gian là yếu tố rất quan trọng khi xử lý cấp cứu trẻ bị ngưng tim, ngưng thở. Thông thường, tổn thương não sẽ xuất hiện sau 4 phút và dẫn đến tử vong từ 4 đến 6 phút sau đó.

Những thao tác cấp cứu cơ bản trong hồi sức tim phổi cho trẻ em

Kiểm tra khả năng phản ứng của trẻ, lắc hoặc vỗ nhẹ và quan sát xem bé có thể cử động hay phát ra âm thanh hay không (rên rỉ, khóc..). Hãy hỏi to rằng: “Con có ổn không?” hoặc “ Nói cho mẹ (ba, chú, cô…) biết con thấy thế nào?”

Nếu trẻ không có phản ứng, hãy la to để xin trợ giúp. Hãy nhờ ai đó gọi ngay cấp cứu. Không để trẻ một mình để đi gọi cấp cứu. Trong trường hợp không có ai xung quanh, bạn hãy thực hiện phương pháp hồi sức CPR cho trẻ trong khoảng 2 phút rồi mới gọi cấp cứu.

Cẩn thận khi đặt trẻ nằm ngửa. Nếu trẻ có nguy cơ bị chấn thương cột sống, phải có 2 người di chuyển nhắm tránh phần đầu và cổ của bé bị lúc lắc.

Đảm bảo đường thở thông thoáng. Đẩy đầu trẻ hơi ngửa ra phía sau bằng cách dùng một tay nhẹ nhàng nâng cằm bé, tay kia ấn nhẹ vào phần trán.

Quan sát, lắng nghe và cảm giác hơi thở của trẻ. Hãy ghé sát tai bạn vào gần miệng và mũi của trẻ, chú ý nhìn xem những cử động của lồng ngực. Dùng máu để kiểm tra làn hơi.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM nếu đứa trẻ không tự thở được cần nhẹ nhàng áp miệng bạn trùm lên cả miệng và mũi. Cách làm khác là chỉ dùng miệng của bạn trùm phần mũi, tay bạn giữ phần miệng bé đóng chặt lại. Nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi nên kéo dài trong vòng một giây và phải đảm bảo làm cho lồng ngực trẻ phồng lên.

Thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách: Đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa ngựa nằm về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú một chút. Tránh ấn nhầm do đặt tay quá sâu về phía dưới của ngực. Bạn hãy đặt tay còn lại lên trán trẻ, vẫn giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau. Ấn xuống và tạo một áp lực ép sâu khoảng từ 1/3 -1/2 ngực trẻ. Ấn khoảng 30 lần, sau mỗi lần ấn, hãy để cho ngực trẻ trở lại trạng thái bình thường trước khi thực hiện lần ấn tiếp theo. Hãy ấn “nhanh” và “mạnh”, tránh gián đoạn. Đếm nhanh mỗi khi bạn ấn xuống ; “1,2,3….29,30, hết”

Hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần nữa và nên làm cho lồng ngực phồng lên.

Tiếp tục thực hiện CPR. Bóp tim ngoài lồng ngực ( ấn 30 lần) và hà hơi thổi ngạt (2 hơi) sau đó lặp lại trong vòng 2 phút.

Sau 2 phút, nếu đứa trẻ vẫn chưa thể tự thở bình thường được, không ho, không có bất kỳ một cử động nào. Hãy để trẻ nằm yên rồi chạy đi gọi cấp cứu (trong trường hợp chỉ có một mình bạn tại hiện trường)

Tiếp tục lặp lại quy trình hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi có dấu hiệu sống hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe nếu trẻ bắt đầu tự thở trở lại, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế hồi sức và nhớ thường xuyên quan sát kiểm tra hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Hoạt động nhai nuốt cùng sự cọ xát của thức ăn trong họng làm cho …