Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Hỏi đáp bệnh học – Khàn tiếng điều trị cách nào?

Hỏi đáp bệnh học – Khàn tiếng điều trị cách nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Hỏi đáp Y Dược – Tôi hay bị khàn tiếng, đợt này bị khàn đã 2 tuần, uống các thuốc cả kháng sinh và viêm ngậm nhưng không khỏi. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Hỏi đáp bệnh học - Khàn tiếng điều trị cách nào

Hỏi đáp bệnh học – Khàn tiếng điều trị cách nào

Nguyễn Thị Vân (vannguyen@gmail.com)

Nguyên nhân và cách điều trị khàn tiếng

Khàn tiếng là tình trạng tổn thương ở thanh quản, khi phát âm, hai dây thanh không khép kín được gây nên hiện tượng khàn. Nguyên nhân do sung huyết, viêm thanh quản, hạt xơ, polyp, lao hoặc ung thư thanh quản. Trong đó, bệnh lý thường gặp nhất gây khàn tiếng là viêm thanh quản, xuất hiện ở những người thường xuyên phải nói nhiều, người hay hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường ô nhiễm, có bệnh lý về viêm họng amidan, viêm mũi xoang mạn, viêm dạ dày trào ngược.

Bên cạnh đó Thầy thuốc cho hay, khàn tiếng có thể do tổn thương dây thần kinh quặt ngược trong phẫu thuật bướu cổ, chấn thương thanh quản hoặc tổn thương não… Điều lưu ý là tình trạng viêm thanh quản lâu ngày có thể thành polyp dây thanh, hạt xơ hoặc ung thư thanh quản.

Để phòng bệnh: tránh nói nhiều, to tiếng. Tránh để viêm nhiễm vùng hầu họng thanh quản bằng cách súc miệng nước muối hàng ngày, giữ ấm vùng cổ, hạn chế uống rượu bia và hút thuốc. Trong những ngày đầu khàn tiếng nên ăn uống các món thanh nhiệt giải độc, không ăn thực phẩm cay nóng, rán, nướng,…

Khi khàn tiếng kéo dài 2-3 tuần, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để có biện pháp xử lý kịp thời. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội khoa hay phẫu thuật.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Ngứa toàn thân từng cơn vào ban đêm, có phải dị ứng?

Ngứa toàn thân ban đêm là vấn đề phổ biến, khiến người bệnh khó chịu …