Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Công dụng của cây Cát săm đối với sức khỏe con người

Công dụng của cây Cát săm đối với sức khỏe con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cát sâm là một loại cây thuộc họ Cánh bướm còn được gọi với một số tên khác là Sâm nam, Sâm chuột hay Sơn liên ngẫu… Cát sâm được biết đến như một cây Đông y với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.

Hoa của cây Cát sâm thường mọc thành chùm

Hoa của cây Cát sâm thường mọc thành chùm

Tìm hiểu thông tin về cây Cát sâm

Cát sâm là một loại cây nhỡ, thân gỗ có tên khoa học là Milletia speciora Champ. Cát sâm có cành mọc tựa, dài hàng mét. Thường cành non có nhiều lông mềm như nhung, màu trắng; sau nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim lẻ, cuống lá  dài phủ đầy lông; lá cây chét hình mũi mác thuôn dài hoặc hình bầu dục, gốc hình tròn đầu nhọn, trên mặt màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cây thường ra hoa cào tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, Hoa Cát sâm thường mọc thành cụm dạng chùy, chiều dài 10-25 cm, Có rất nhiều bông hoa màu trắng ngà. Lá hoa bắc dạng lá; đài hoa có răng hình tam giác, mặt ngoài có phủ đầy lông. Tràng của hoa nhẵn ở mặt ngoài; hoa có bộ nhụy 2 bó; bầu có lông. Cát sâm ra quả tháng 10-12. Quả dạng dẹt, phủ lớp lông mềm, quả chứa  4-5 hạt có vỏ khá dày,và màu đen.

Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ, cây Cát sâm có tính bình, vị ngọt có công dụng Làm thuốc mát Tỳ  (tẩm gừng) bồi dưỡng cơ thể (tẩm mật), lợi tiểu (dùng sống). Dân gian thường dùng để chữa một số bệnh như Dưỡng Tỳ, trừ hư nhiệt, nhiệt kết, bổ trung ích khí, đau đầu, đau bụng.

Cát sâm và một số đơn thuốc chữa bệnh hữu ích

Cát sâm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Cát sâm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

  1. Chữa cảm nắng: Sâm sắn, mạch môn, cát căn, cam thảo đất – mỗi vị dùng 12-20g; sắc lấy nước uống.
  2. Chữa cảm sốt, khát nước: Cát sâm và cát căn 12 g, cam thảo 4g; nước 400 ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.
  3. Chữa ho khan, ho dai dẳng,cơ thể suy yếu, sốt khát nước: Cát sâm và mạch môn đều dùng 12 g, thiên môn và vỏ rễ dâu 8 g; đun nước 400ml, sắc chỉ 200 ml; dùng chia 3 lần uống trong ngày.
  4. Chữa chứng khát nước, nhức đầu, bí tiểu tiện: Cát sâm 30 g, thái lát đem tẩm mật và sao vàng; sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200ml; chia uống 3 lần trong ngày.
  5. Chữa cảm nắng với triệu chứng đổ mồ hôi, sốt nóng, ho khan; hoặc trẻ nhỏ bi nóng ấm về đêm, trằn trọc ngủ không yên.
  6. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn: Cát sâm tẩm cùng nước gừng, đem sao vàng nhỏ lửa; ngày dùng 30 g, sắc nước 400ml, chỉ sắc còn 200 ml; chia uống 3 lần trong ngày.

Lưu ý: những người không phải âm hư, phổi ráo thì không nên dùng Cát sâm. (Theo khuyến cáo của các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM).

Có thể bạn quan tâm

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: Điều trị và cách phòng ngừa bằng thảo dược

Trong thời gian gần đây, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang gia …