Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây Mã đề

Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây Mã đề

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mã đề được biết đến như một loại rau được sử dụng trong nhiều bữa ăn, tuy nhiên ít ai biết rằng Mã đề còn được xem là một vị thuốc Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người.

Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây Mã đề

Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây Mã đề

Thông tin sơ lược và đặc điểm nhận dạng cây Mã đề

Mã đề hay còn được gọi với tên khác là Mã đề thảo hay Xa tiền thảo…Cây có tên khoa học là Plantago asiatica L, thuộc họ mã đề Plantaginaceae. Mã đề là cây cỏ sống lâu năm, thường mọc hoang hay được trồng phân bố khắp nước ta, cây có thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. 

Thành phần hóa học có trong cây Mã đề

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết toàn thân cây Mã đề có chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi làaucubozit. Trong lá có chất nhầy, vitamin C, chất đắng, carotin, vitamin K yếu tố T. Trong hạt Mã đề chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

Một số tác dụng dược lý của Mã đề

Độc tính: Cho uống aucubin không thấy có triệu chứng độc. 5. Tác dụng khác: Trên lâm sàng mã đề còn được dùng chữa cao huyết áp có kết quả, ngày hái 20-30g cây mã đề tươi, non, thêm vao nước sắc kỹ chia làm 3 lần uống trong ngày.

Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng. 2. Tác dụng Chữa ho: Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ. Kết quả chữa ho trừ đờm trên lâm sàng phù hợp với kết quả thí nghiệm trên lâm sàng. Tác dụng chữa ho này không trở thành không trở ngại đếnsự tiêu hóa và cũng không tác dụng phá huyết. Cho tác dụng chữa ho của mã đề không giống những thuốc chữa ho chứa saponozit, nhưng tác dụng chữa ho giống nhau. Có điều cần chú ý là trẻ con ho dùng thuốc mã đề hay đái nhiều, có thể đái dầm. Chất plantagin có tác dụng hưng phấn thần kinh bài tiết niêm dịch của phế quản và cũng của ống tiêu hóa, tác dụng trên trung khu hô hấp làm cho hơi thở sâu và từ từ. 3. Tác dụng kháng sinh: Nước mã đề có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da. Mã đề tán bột chế thành thuốc cầu đắp lên mụn nhọt đỡ mưng mủ, đỡ viêm tấy. Để lá mã đề trong tối và lạnh kiểu chế thuốc Filatov trong vài ngày có thể sinh chất biostimulin, chế thành thuốc tiêm, tiêm dưới da có thể chữa các bệnh mụn nhọt, viêm cổ họng, mắt.

Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Mã đề

Mã đề được trồng hay mọc hoang khá nhiều ở nước ta

Mã đề được trồng hay mọc hoang khá nhiều ở nước ta

  1. Chữa ho: Mã đề mỗi ngày 40g – 100g sắc lấy nước uống. Trị 67 ca ho, phần lớn do viêm phế quản mạn, kết quả tốt 83,6%; theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM còn cho biết có tác giả dùng Mã đề kết hợp Hoàng cầm, Ngư tinh thảo, Bối mẫu để thanh phế hóa đàm, trị ho do phế nhiệt, trường hợp phế âm hư phối hợp với Mạch môn, Sa sâm. Bài thuốc trị ho tiêu đờm: Xa tiền thảo 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2 g, nước 400 ml đun sôi trong 30 phút chia 3 lần uống trong ngày. Ngoài ra, có tác giả dùng Xa tiền tử, Hạ khô thảo, Tang ký sinh, Cúc hoa. Trị huyết áp cao, phối hợp với Sơn dược, Ý dĩ, Thương truật trị chứng huyết trắng, trùng roi âm đạo.
  2. Chữa đau mắt sưng đỏ do can nhiệt: Mã đề, Mật mông hoa, Thảo quyết minh, Bạch tật lê, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Khương hoạt, Cúc hoa lượng bằng nhau, tán bột mịn mỗi lần uống 10 g, ngày 3 lần với nước cơm.
  3. Chữa tiêu chảy: Xa tiền tử tán: Mã đề, Bạch phục linh, Trư linh, Hương nhu, Đảng sâm đều 12g, Đăng tâm 2g, sắc uống. Xa tiền tử 16g, Sơn tra 10g, sắc uống hoặc bột Xa tiền tử 3g – 6g uống với nước cháo đường.
  4. Chữa viêm đường tiết niệu, đái rắt đái buốt: Bát chính tán (Hòa tễ cục phương): Mã đề, Cù mạch, Biển súc đều 10g, Cam thảo 3g, Hoạt thạch 20g, Chi tử 10 g, Đại hoàng 6g, Mộc thông 10g, Đăng tâm 2g, sắc lấy nước uống. Bài thuốc có thể trị đái máu, sạn tiết niệu. Xa tiền tử 20 g hoặc Xa tiền thảo 40g sắc uống hoặc phối hợp với Bạch linh, Trạch tả, Bạch truật đều 10 g sắc uống.
  5. Chữa tiêu chảy trẻ em: Hoàng Đông Đô và cộng sự mỗi ngày dùng Xa tiền tử 30 g bọc vải sắc nước gia đường vừa đủ cho uống, theo dõi 69 ca phần lớn trong 1 – 2 ngày khỏi tỷ lệ đạt 91,3 % (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1987,11:697).

 

Có thể bạn quan tâm

Củ mài là củ gì và có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Củ mài là loại thực vật hoang dã phát triển ở vùng rừng núi phía …