Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm giun sán từ vật nuôi ở trẻ em

Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm giun sán từ vật nuôi ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đã từng có rất nhiều trường hợp nhiễm giun sán từ các vật nuôi ở trẻ em và để lại hậu quả rất đáng tiếc, vậy trong trường hợp này cần xử trí như thế nào?

Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy trẻ nhiễm giun sán từ thú cưng

Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy trẻ nhiễm giun sán từ thú cưng

Hiện này việc nuôi chó, mèo ngày càng phổ biến, tuy nhiên rất nhiều người nhiễm ký sinh trùng từ chúng mà không hay biết. Đặc biệt là đối tượng trẻ em, thường xuyên tiếp xúc và chơi đùa với thú cưng có thể lây nhiễm giun, sán từ chúng, nhiều trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy trẻ nhiễm giun sán từ thú cưng

Theo nghiên cứu Tây y, loại giun sán phổ biến lây nhiễm cho người là giun tròn, thường là Toxocara canis vàToxocara cati. Loại này thường khu trú trong hệ thống tiêu hóa của vật nuôi; trứng của chúng sẽ được theo phân đào thải ra ngoài vào trong đất, nước. Thông thường chúng sẽ bám vào lông, các chi của động vật. Nếu có tiếp xúc với thú cưng như vuốt ve, hôn, ăn cùng có thể bị nhiễm ấu trùng. Ấu trùng của giun tròn trục tiếp qua da, hoặc theo đường tiêu hóa tiến vào cơ thể người, tới ruột non và theo máu tới các cơ quan trong cơ thể. Sau đó theo thức ăn quay lại đường tiêu hóa và nở ra, phát triển và ký sinh trong cơ thể.

Hầu hết khi nhiễm giun sán từ thú cưng sẽ không có dấu hiệu cụ thể nào, vì trẻ em thường được uống thuốc giun định kì. Tuy nhiên nhiều trường hợp nhiễm giun sán có thể gây ra các triệu chứng như: Trẻ bị nóng sốt, ho, đau đầu, đau bụng, trẻ em nhỏ hơn có thể khóc quấy. Nếu ấu trùng của các loài ký sinh trùng này di chuyển tới các cơ quan có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: trẻ biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da có dấu hiệu mẩn ngứa, nổi mề đay, khó thở; đau mắt; nặng hơn là co giật theo từng cơn…

Điều trị và khắc phục nhiễm giun sán từ vật nuôi

Điều trị và khắc phục nhiễm giun sán từ vật nuôi

Điều trị và khắc phục nhiễm giun sán từ vật nuôi

Theo các chuyên gia Dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ Sài Gòn, nếu số lượng ấu trùng quá lớn, hoặc chúng xâm lấn tới các cơ quan quan trọng bên trong như phổi, gan, hệ thần kinh… có thể gây ra các nguy cơ dẫn tới các bệnh hen suyễn, lách to, sốt cao, co giật, gan to, hoại tử cơ quan… Ấu trùng nếu ở mắt có thể gây mù lòa; nhiều trường hợp di chuyển tới hệ thần kinh, đặc biệt gây tổn thương cho não có thể dẫn tới tử vong.

Đối với trường hợp trẻ nhiễm giun sán từ chó mèo mà không có triệu chứng bệnh cụ thể thì không cần điều trị, chúng sẽ chết trong vòng vài tháng. Nhưng nếu nhiễm nặng hơn thì cần có các phương pháp điều trị cụ thể như: Tránh nhiễm trùng cho các nội quan trong cơ thể có thể cho trẻ uống thuốc giun, nên tham khảo loại thuốc cần uống từ bác sĩ theo độ tuổi của bé. Một số loại thuốc phổ biến hay được chỉ định dùng như: mebendazole, albendazol. Ngoài ra còn có một số thuốc có thể giúp giảm viêm như: steroid hoặc anthelmintics. Một số trường hợp có quá nhiều kí sinh trùng phát triển có thể gây tắc ruột, nguy hiểm tới tính mạng thì cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ.

Để tránh nhiễm giun sán từ vật nuôi, tốt nhất nên cho thú cưng tiêm phòng, tẩy giun định kì. Các thành viên trong gia đình cũng cần tẩy giun định kỳ, kết hợp các lối sống lành mạnh như: vệ sinh tay chân bằng xà phòng sau khi chơi với thú cưng, và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; không cho trẻ chơi gần khu vực có phân của chó, mèo. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, khu vực nuôi chúng.

Cần có phương pháp phòng ngừa lây nhiễm ký sinh trùng từ vật nuôi

Cần có phương pháp phòng ngừa lây nhiễm ký sinh trùng từ vật nuôi

Do bệnh có thể dẫn tới các nguy cơ gây hại cho các cơ quan, tính nguy hiểm cao, vậy nên tốt nhất nên có các phương pháp phòng ngừa lây nhiễm ký sinh trùng từ vật nuôi. Đặc biệt cần chú ý tới trẻ nhỏ, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ thì cần đưa tới các cơ quan y tế để tiến hành kiểm tra, để có các phát hiện sớm.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Cortisol là gì và làm thế nào để điều chỉnh mức độ Cortisol?

Cortisol đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của cơ …