Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Bác sĩ nên học võ hay cách giao tiếp?

Bác sĩ nên học võ hay cách giao tiếp?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thời gian gần đây, liên tiếp những trường hợp người nhà bệnh nhân hành hung các bác sĩ. Vậy có nên hay không việc Bác sĩ học võ để phòng thân?

Bác sĩ nên học võ hay cách giao tiếp?
Bác sĩ nên học võ hay cách giao tiếp?

Trong thời gian qua, xẩy ra nhiều trường hợp bác sĩ, nhân viên y tế bị hành hung đã làm tin tức y dược nóng lên một cách nhanh chóng. Để bảo vệ nhân viên của mình, các bệnh viện đã xây dựng quy tắc ứng xử, thậm chí mở lớp học võ cho BS, nhân viên y tế để học cách tự vệ, coi đó là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Nhưng đây cũng chính là một vấn đề gây tranh luận.

Bác sĩ học võ để làm gì?

Tập võ đương nhiên rất tốt cho sức khỏe, nhưng vì sao các y bác sĩ vốn rất bận bịu lại chọn võ, chứ không chọn tập Gym hay các môn thể thao nhẹ nhàng khác?”.

Có người nhanh nhẹn tự trả lời: Ở bệnh viện, hoàn cảnh những y bác sĩ chúng tôi chẳng khác gì võ sư Đoàn Bảo Châu, Trần Lê Hoài Linh khi phải chống cự những đối thủ hoàn toàn không cân sức: Những bệnh nhân và người nhà hung hãn. Khi tất cả xã hội còn chưa nghĩ ra được biện pháp hữu hiệu để bảo vệ bác sĩ khỏi nạn hành hung, tốt nhất là khuyến khích toàn bộ nhân viên y tế đi tập võ. Ngoài việc rèn luyện thể trạng, thì việc học võ có một mục đích quan trọng là y bác sĩ có sức khỏe để… tẩu vi thượng sách hoặc biết cách né đòn, đỡ đòn, khi bị đối tượng đang được mình cứu chữa hành hung.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân hành hung bác sĩ

Theo một người đã từng cón nhiều năm trong nghề chia sẻ với fanpage diễn đàn Y dược có hai nguyên nhân khiến bác sĩ bị đánh: Trước hết là từ bệnh nhân/người nhà bệnh nhân. Họ mệt mỏi, bệnh tật hoặc phải chăm sóc người bị bệnh tật, lại thiếu kiên nhẫn do tác động của bệnh tật nên khi đến bệnh viện luôn muốn được chăm sóc, điều trị trước, trong khi khả năng của cơ sở y tế chưa thể đáp ứng dịch vụ cho bệnh nhân cụ thể đó.

Lý do tiếp theo là do thiếu nhân lực mỗi y, bác sĩ phải khám, điều trị cho nhiều bệnh nhân/ngày. Do thiếu nhân lực nên cán bộ y tế chỉ tập trung vào chuyên môn mà chưa tư vấn, chia sẻ, động viên người bệnh. Ngoài ra, thủ tục rườm rà cũng khiến người bệnh phải chờ đợi kéo dài.

Tình trạng hành hung bác sĩ ngày một gia tăng
Tình trạng hành hung bác sĩ ngày một gia tăng

Chính những điều này đã khiến cho người nhà bệnh nhân có thể dẫn đến việc hành hung y, bác sĩ. Các cấp chính quyền, lãnh đạo bệnh viện… cần phải tìm phương án giải quyết thấu đáo chứ không nên lấy việc tập võ ra để dạy các bác sĩ chống trả lại người bệnh, nếu như tập võ để có thêm sức khỏe thì nhiều người sẽ rất tán thành.

Bác sĩ có nên học võ hay học cách thấu hiểu?

HĐQT bệnh viên Y học Cổ truyền Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói: Tuyệt đối không với việc học võ để đối kháng lại với người nhà bệnh nhân. Bây giờ mình phải xem như là ở khía cạnh bệnh nhân như là một khách hàng. Nếu có sự việc gì xảy ra thì mình phải giải quyết một cách thấu đáo, nếu sai sót bên mình, hay sai sót bên người bệnh thì cùng hợp tác để giả quyết. Việc lo an toàn tính mạng cho các y bác sĩ trong bệnh viện là nhiệm vụ của phía lực lượng vệ sĩ, vệ sĩ mà bệnh viện hợp đồng thuê là đã có chức năng bảo vệ, do đó các y bác sĩ điều quan trọng nhất là phải cứu chữa cho người bệnh, không có thời gian đâu mà chú ý đến việc phòng thân đối với một vài trường hợp cá biệt.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nói quan điểm việc này thực hiện thật sự mang tính đối kháng giữa y, bác sĩ và người bệnh. Trách nhiệm của tất cả cộng đồng, người dân và thầy thuốc là phải ý thức được để tránh việc không hay này xảy ra. Người thầy thuốc phải ý thức được tất cả mọi nhiệm vụ được quy định của ngành Y, còn bệnh nhân thì phải biết tôn trọng y, bác sĩ.

Bác sĩ có nên học võ hay học cách thấu hiểu?
Bác sĩ có nên học võ hay học cách thấu hiểu?

BS Nguyễn Đình Phú, phó giám đốc BV Nhân Dân 115 (TP.HCM) cho biết, học võ nâng cao thể chất để tự vệ là việc tốt nhưng đây chưa phải là biện pháp căn cơ. Theo ông, để không xảy ra sự cố, BV đã có quy tắc ứng xử của nhân viên y tế đối với bệnh nhân. Việc tập huấn cách giao tiếp cho nhân viên y tế mới là việc làm quan trọng nhất. Từng người của BV phải có ý thức xây dựng hình ảnh, kỹ năng giao tiếp. Với những người phản ứng quá khích, cần tăng cường đội ngũ bảo vệ tinh nhuệ túc trực ở những “điểm nóng”: phòng cấp cứu, khoa khám bệnh.

Trả lời báo giới và được đăng tải trên các chuyên trang hỏi đáp y dược BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV Hùng Vương (TP.HCM), cho rằng hiện nay các BV tuyến cuối hoặc chuyên khoa đầu ngành hầu như đều quá tải, áp lực này đè nặng lên vai của BS, nhân viên y tế. Vì vậy không tránh khỏi việc người bệnh, người nhà bệnh nhân quá khích.

Nhiều năm nay, BV đã chủ động triển khai quy tắc ứng xử đối với cán bộ chủ chốt, nhân viên y tế khi tiếp nhận, chăm sóc bệnh nhân nhằm hạn chế xảy ra va chạm. Trong mọi tình huống, nhân viên y tế phải ứng xử hết sức nhẹ nhàng. BV này đã trang bị hệ thống “báo động khẩn” tại các bàn làm việc của tất cả các phòng, khoa.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …